CHỈ TIÊU ĐỘ CỨNG
CHỈ TIÊU ĐỘ CỨNG
Chỉ tiêu độ cứng. QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
I. ĐỘ CỨNG LÀ GÌ (Chỉ tiêu độ cứng)
1. Độ cứng của nước là gì?
- Độ cứng của nước là số đo hàm lượng khoáng chất ion kim loại Ca2+, Mg2+,… có trong nước. Các kim loại Ca2+, Mg2+,… trong nước khi đun sôi sẽ tạo ra muối kết tủa CaCO3 và MgCO3. Tùy thuộc vào mỗi mẫu nước sẽ có các hàm lượng ion này khác nhau dẫn đến độ cứng của nướcthay đổi.
2. Phân loại độ cứng của nước
- Người ta phân loại độ cứng của nước thành 2 loại: độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
+ Độ cứng tạm thời (độ cứng cacbonat): Chứa muối hidrocacbonat của canxi và magie. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các muối này sẽ chuyển thành muối cacbonat kết tủa màu trắng. Do đó, người ta thường dùng nhiệt độ để làm giảm độ cứng tạm thời.
+ Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng phi cacbonat): Chứa muối clorua và sunfat như MgSO4, CaCl2 của canxi và magie. Nhiệt độ không thể làm giảm độ cứng vĩnh cửu bởi không tạo chất kết tủa. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng các chất hóa học như soda, vôi tôi… để giảm độ cứng.
3. Đơn vị đo độ cứng của nước
- Độ cứng của nước được đo bằng nồng độ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước. Mỗi quốc gia đều có đơn vị đo nước cứng riêng, hiện tại chưa có đơn vị quốc tế cho độ cứng. Ở Pháp dùng đơn vị °f, ở Đức dùng °dH, ở Anh dùng °e.
- Còn đối với Việt Nam thì người ta thường dùng mili đương lượng trong 1 lít (mđlg/l), nếu độ cứng của nước quá bé thì dùng micro đương lượng trong 1 lít (mcrđlg/l).
II. NGUYÊN TẮC (Chỉ tiêu độ cứng)
- EDTA (ethylene diamine tetracetic acid) và muối Natri dẫn xuất sẽ tạo ra những phức chất kiềm nối với ion đa hóa trị trong dung dịch, các phức chất tạo thành có tính chọn lọc ở những trị số pH khác nhau.
- Ở môi trường pH = 10 0,1 các ion Ca2+ và Mg2+ sẽ tạo thành phức chất có màu đỏ rượu vang với chỉ thị màu Eriochorom Black T (EBT).
- Khi lượng EDTA được thêm vào định phân, hợp chất kiềm nối giữa EDTA và các ion sẽ tạo thành. Lúc lượng EDTA vừa đủ để tạo thành nối hoàn toàn với canxi và phân tử magie, phân tử EBT bị đẩy khỏi phức chất ban đầu khiến dung dịch mất màu đỏ và trở thành màu xanh dương tại dứt điểm.
- Độ nhạy tại dứt điểm cũng tăng theo pH, tuy nhiên pH quá cao có thể tạo thành kết tủa CaCO3 và Mg(OH)2. Việc định phân kéo dài quá lâu cũng có khuynh hướng tạo kết tủa CaCO3, thời gian định phân tốt nhất độ 5 phút.
III. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU (Chỉ tiêu độ cứng)
- Lấy mẫu vào chai nhưa polyetylen hoặc bình thủy tinh, lấy mẫu vào bình trong suốt, tránh lấy đầy để lắc tốt hơn. Mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 8oC ngay sau khi lấy mẫu và mang về phòng phân tích càng sớm càng tốt.
IV. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH
1. Chuẩn bị mẫu thử
- Nếu mẫu có các hạt cặn thô thì phải lọc qua cái lọc 0,45μm.
- Nếu tổng nồng độ canxi và magiê vượt 3,6 mmol/l thì pha loãng mẫu và ghi lại hệ số pha loãng.
- Nếu mẫu được axit hóa thì trung hòa bằng NaOH 2 mol/l đã tính toán trước, cần chú ý đến sự pha loãng do thêm axit hay kiềm.
2. Tiến hành phân tích
- Chọn thể tích mẫu sao cho khi sử dụng dung dịch EDTA chuẩn độ không vượt quá 15 ml.
- Mẫu Thật: Hút 50 ml mẫu cho vào erlen 250 ml, thêm 2ml dung dịch đệm, 0,2 g chỉ thị màu EBT. Dung dịch phải có pH = 10,0 ± 0,1.
- Chuẩn độ chậm bằng buret chứa dung dịch EDTA, lắc đều liên tục cho đến khi màu đỏ nhạt biến mất, thêm vài giọt EDTA. Điểm cuối của chuẩn độ là khi ánh tím cuối cùng biến mất, chuyển sang màu xanh nước biển. Trong trường hợp sự đổi màu không rõ ràng tại điểm kết thúc của chuẩn độ thì phải thêm chất ức chế vào để vượt qua trở ngại. Kết thúc chuẩn độ trong vòng 5 phút kể từ khi thêm dung dịch đệm.
- Đối với mẫu có độ cứng thấp: Mẫu nước đã làm mềm, trao đổi ion hoặc các vùng nước tự nhiên của độ cứng thấp (dưới 50 mg /L). Sử dụng thể tích mẫu lớn hơn 100 đến 1000 ml với tăng tương ứng chất chỉ thị, dung dịch đệm, chất ức chế. Chuẩn độ chậm bằng buret chứa dung dịch EDTA, lắc đều liên tục cho đến khi màu đỏ nhạt biến mất, thêm vài giọt EDTA. Màu của điểm kết thúc chuẩn độ là màu xanh nước biển. Kết thúc chuẩn độ trong vòng 5 phút kể từ khi thêm dung dịch đệm.
- Mẫu Blank: Hút 100 ml nước cất cho vào erlen 250 ml, thêm 2 ml dung dịch đệm, 0,2 g chỉ thị màu EBT. Chuẩn độ chậm bằng buret chứa dung dịch EDTA, lắc đều liên tục cho đến khi màu đỏ nhạt biến mất, thêm vài giọt EDTA. (Thực hiện song song với mẫu thật)
Chuẩn hóa lại nồng độ EDTA:
- Chuẩn hóa lại dung dịch EDTA vừa pha dựa vào dung dịch chuẩn. cách tiến hành:
- Hút 20ml dung dịch CaCO3 0,01M sau đó chuyển vào bình nón 250ml. Thêm 2 ml dung dịch đệm và khoảng 0,2 g chất chỉ thị màu EBT
- Lắc đều và chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch EDTA. Chuẩn độ nhanh lúc ban đầu và sau đó chậm dần. Điểm kết thúc là khi màu sắc đổi sang màu xanh rõ rệt. Và màu không đổi khi thêm một giọt của dung dịch EDTA. Ghi nhận lại lượng EDTA đã chuẩn độ.
3. Thực hiện mẫu kiểm soát
3.1. Mẫu trắng phòng thí nghiệm
- Tiến hành thử mẫu trắng song song với mẫu thử nghiệm theo cùng một quy trình, sử dụng cùng một lượng thuốc thử nhưng thay phần mẫu thử bằng nước cất 2 lần.
3.2. Mẫu trắng vận chuyển (nếu có)
- Mẫu trắng vận chuyển (trip blank sample): Các bước tiến hành phân tích mẫu trắng vận chuyển tương tự như quá trình phân tích mẫu, thực hiện ở mục 8.1 và 8.2
3.3. Mẫu QC (Dung dịch chuẩn 50mg/L)
- Sử dụng dung dịch chuẩn 50mg/L để làm mẫu kiểm tra. Tiến hành song song và tương tự với mẫu thử. Mẫu kiểm soát QC thực hiện mỗi mẽ phân tích ít nhất 1 mẫu (thực hiện song song 2 lần). Cứ 10 mẫu phân tích sẽ thực hiện ít nhất 1 mẫu kiểm soát (QC).
3.4. Mẫu thêm chuẩn (TC)
Sử dụng dung dịch chuẩn (50 mg/L) và 1 mẫu trong lô phân tích để làm mẫu kiểm tra. Tiến hành song song và tương tự với mẫu thử. Mẫu kiểm soát TC thực hiện mỗi mẽ phân tích ít nhất 1 mẫu (thực hiện song song 2 lần).
Cứ 10 mẫu phân tích sẽ thực hiện ít nhất 1 mẫu kiểm soát (TC).Pha mẫu thêm chuẩn: Lấy 25ml dung dịch chuẩn 50mg/l, hút thêm 25ml mẫu nền (hay mẫu nền được pha loãng) vào erlen 250ml. Tiến hành phân tích tương tự như mục 8.2. Cứ 10 mẫu phân tích sẽ thực hiện ít nhất 1 mẫu kiểm soát (TC) và lặp lại hai lần để lấy giá trị trung bình.
3.5. Mẫu lặp
- Khi tiến hành phân tích mẫu, tất cả mẫu đều thực hiện lặp 2 lần.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương