ĐẤT NHIỄM PHÈN
ĐẤT NHIỄM PHÈN LÀ GÌ?
Đất nhiễm phèn còn gọi là đất chua mặn, là loại đất mà tiến trình hình thành sản sinh ra lượng axít sulphuric ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt. Đất thường bị glay mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.
Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng lưu huỳnh tổng số lớn, lượng sắt (Fe3+), muối (NaCl) cao, hàm lượng CaCO3 thấp, nghèo lân và chua hoặc rất chua. Vì vậy vi sinh vật hoạt động khó khăn, quá trình phân huỷ chất hữu cơ gặp trở ngại, hạn chế giải phóng chất dinh dưỡng trong đất, cây trồng sinh trưởng kém và thường đạt năng suất thấp.
ĐẤT NHIỄM PHÈN ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN RA SAO?
Các loại đất và trầm tích dễ trở thành đất phèn nhất là các loại được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trở lại đây. Sau sự kiện dâng lên của nước biển (biển tiến) lớn nhất gần đây. Khi mực nước biển dâng lên và làm ngập đất, sulfat trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa các ôxít sắt và các chất hữu cơ.
Trong các điều kiện hiếm khí này, các vi khuẩn ưa phân hủy các chất vô cơ như Thiobacillus ferrooxidans tạo ra các sulfua sắt (chủ yếu là dạng pyrit). Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn là điều kiện thích hợp hơn cho các vi khuẩn tạo ra sự hình thành của các sulfua sắt lớn hơn.
Các môi trường ngập nước vùng nhiệt đới như các khu rừng đước hay các khu vực cửa sông, có thể chứa hàm lượng pyrit cao hơn so với các môi trường tương tự nhưng ở vùng ôn đới.
Pyrit là ổn định cho tới khi nó bị lộ ra ngoài không khí, từ thời điểm này thì pyrit bị ôxi hóa và sinh ra axít sulfuric. Ảnh hưởng của đất phèn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian lớn và lên tới đỉnh theo mùa (sau thời kỳ khô hạn và khi bắt đầu có mưa). Tại một số khu vực, đất phèn đã thau chua từ khoảng 100 năm trước vẫn còn giải phóng ra axít, như tại Australia.
Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh rằng pyrit có trong đá mẹ (khoáng chất này thường có nhiều ở vùng đất mặn ven biển) là nguồn gốc phát sinh đất phèn.
Trong điều kiện có không khí, pyrit sẽ bị oxi hoá để tạo thành axit sunfuric và sunfat sắt. Ngoài ra hợp chất pyrit trong đá mẹ, theo Hoàng Kế Mậu (Trung Quốc) thì cây sú, vẹt chứa nhiều lưu huỳnh cũng là nguồn gốc phát sinh đất phèn.
Trong quá trình ngập nước, sự phân huỷ của các hợp chất hữu cơ được tiếp tục do sự hoạt động của vi sinh vật yếm khí, do quá trình khử làm giảm nồng độ Fe3+, tăng pH, tăng Fe2+ và sản sinh ra khí CO2 H2S là chất gây độc chính trong môi trường khử của đất phèn.
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CẢI TẠO ĐẤT NHIỄM PHÈN
1. Đất nhiễm phèn – Biện pháp thủy lợi
Tình trạng nước biển dần xâm lấn vào đất liền khiến tình trạng đất ngập mặt, bị phèn ngày một lớn. Để giảm thiểu tình trạng này, các đê ngăn nước biển tràn, hệ thống mương máng tưới tiêu cần được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho việc rửa mặn, xổ phèn, tăng độ pH của đất.
2. Đất nhiễm phèn – Tiến hành bón vôi
Bón vôi chủ yếu giúp cung cấp canxi cho cây trồng và khả chua, làm giảm tính độc hại của hàm lượng ion sắt 3+, nhôm tự do, đẩy lùi ion Na ra khỏi bề mặt đất. Sau khi bón vôi, bà con cần tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặt và bổ sung chất hữu cơ cho đất.
3. Đất nhiễm phèn – Cày sâu, phơi ải
Cày sâu là cách làm khiến cho bề mặt đất bị chua lộ ra ngoài nhiều nhất có thể. Sau đó đưa nước mưa, nước tưới tiêu vào để rửa đi lớp chua.
Việc phơi ải chính là sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tác nhân gây bệnh trong đất, chủ yếu bằng cách phủ lớp bóng trong suốt lên trên bề mặt để giữ năng lượng mặt trời tiêu diệt mầm bệnh.
4. Đất nhiễm phèn – Lên luống
Lên luống chính là lật úp đất thành các luống cao khác nhau, bề mặt đất được lật lên, gốc mạ úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ. Đây là cách làm hiệu quả không chỉ giúp giảm phèn hại cho cây mà còn chống ngập úng, tạo tầng đất dày giúp bà con nông dân dễ dàng chăm sóc cây trồng.
5. Đất nhiễm phèn – Cải tạo bằng phân bón
Đất phèn không thể tự cải tạo được dẫn đến gây hại cho cây. Bởi vậy, bà con nông dân cần sử dụng phân bón để cải tạo đất. Các loại phân hữu cơ như phân đạm, phân lân, phân vi lượng. Có thể tăng độ phì nhiêu của đất bà con nên sử dụng.
Chú ý tránh sử dụng các phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat. Bởi trong đất đã có chứa lưu huỳnh ở các dạng gây độc. Bón thêm tức là làm cho các chất độc càng gia tăng.
Bên cạnh đó, Kali cũng là loại phân bón không nên sử dụng. Vì Kali trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm sẽ khiến tăng độc chất nhôm gây chết cây.
Vậy làm sao để biết đất có đang bị nhiễm phèn? Hãy đến với DỊCH VỤ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG. Để được cung cấp những dịch vụ chất lượng nhất về môi trường như:
- Quan trắc môi trường: Đất, nước, khí…
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM)
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường (BCCTBVMT)
- Điều chỉnh nội dung sai khác so với ĐTM
- Lập phương án bảo vệ môi trường (Đối với công ty ngoài KCN)
- Sổ chủ nguồn thải (SCNT)…….
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
CN3: Đường huyện 87, Ấp Bình Phong, Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang