TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

DIOXIN – NỖI ĐAU KHÔNG HỒI KẾT

457 Lượt xem

DIOXINNỖI ĐAU KHÔNG HỒI KẾT

Dioxin – Nỗi đau không hồi kết

 

TỔNG QUAN VỀ DIOXIN

DIOXIN

 

Khái niệm

Dionxin/furan là một trong 12 nhóm chất theo công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP: Persistent Organic Pollutants) gây ô nhiễm môi trường: 1. Policlobiphenyl (PCB), 2. Policlodibenzo-p-dioxn (PCDD), 3. Policlodibenzofuran (PCDF), 4. Aldrin, 5. Dieldrin, 6. Diclodiphenytricloetan (DDT), 7. Endrin, 8. Clordan, 9. Hexaclobenzen (HCB), 10. Mirex, 11. Toxaphen, 12. Heptaclo

Trong số 12 chất POPs đầu tiên này, “Dioxin” thường được hiểu là các chất PCDD và PCDF, còn PCBs được hiểu là các hợp chất tương tự dioxin vì chúng có cùng cơ chế gây nhiễm độc như dioxin. Trừ PCDD và PCDF là các nhóm chất không chủ định sản xuất, các chất còn lại là được sản xuất để được sử dụng: PCBs được sử dụng trong chế tạo dầu biến thế, tụ điện lỏng, làm chất hóa dẻo,… các chất còn lại đã được sản xuất làm thuốc trừ sâu, trừ muỗi, trừ côn trùng có hại,…

 

“Dioxin” thường được hiểu là gồm hai nhóm chất sau:

Các đồng loại của dioxin: 75 chất, tùy thuộc vào số lượng nguyên tử clo chứa trong phân từ, được chia ra tám nhóm đồng phân (isomer). Trong nhóm các hợp chất này, chỉ các chất thế clo ở các vị trí 2,3,7,8 là thể hiện độc tính, và tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD) là chất có độc tính cao nhất.

Các đồng loại của furan: 135 chất, tương tự như các hợp chất dibenzo-p-dioxin, chỉ các chất thế clo ở các vị trí 2,3,7,8 là thể hiện độc tính.

Công thức cấu tạo của các đồng loại của dioxin/furan như sau:

Policlodibenzo-p-dioxin (PCDD)                  Policlodibenzofuran (PCDF)

DIOXIN

 

Nguồn gốc của dioxin

Dioxin là một tạp chất siêu độc, có nguồn gốc rất đa dạng và có thể tổng quan như sau: Nhóm 1 và 2 thường là sản phẩm biến đổi các chất khi con người đốt chất thải công nghiệp hay nông nghiệp, cháy rừng, sử dụng khí đốt… Trong khi nhóm 3 (Các PCB và các PCB giống dioxin) lại thường được sản xuất có chủ định, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

 

  • Nguồn gốc tự nhiên

Từ những hiện tượng như núi lửa, cháy rừng…

 

  • Nguồn gốc nhân tạo

Dioxin là sản phẩm phụ (khi có các điều kiện hình thành có các chất hữu cơ, các hợp chất clo…) và bằng nhiều kết quả nghiên cứu người ta đã tìm thấy dioxin và những chất giống đioxin phát sinh từ những hoạt động sau:

+ Từ việc sản xuất các chất diệt cỏ 2,4,5-T

+ Từ việc đốt rác từ các đô thị; đốt rác bệnh viện có chất phế thải là chất dẻo tổng hợp

+Từ việc sản xuất giấy, bột giấy hay dùng clo để tẩy trắng

+Từ công nghiệp luyện kim

+ Từ các lò nấu thép, nhôm, magie, niken…

+ Từ công nghiệp lọc hóa dầu; hoặc từ các chất thải của các nhà máy hóa chất.

+ Từ khói xe chạy bằng xăng pha chì, khói của các lò đốt than…

 

               Do sản xuất và sử dụng các hợp chất hữu cơ clo, đặc biệt là các loại hợp chất nông dược như: các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc xát trùng, chất làm rụng lá cây, chất làm khô và các chất kích thích tăng trưởng.

 

Cứ sản xuất và sử dụng một triệu tấn các sản phẩm chứa clo thì lượng dioxin thải vào môi trường khoảng 1000kg. Do xây dựng các nhà máy và các lò đốt rác, hiện nay trên thế giới có khoảng 2500 nhà máy và các lò đốt rác, hàng năm thải ra môi trường toàn cầu khoảng 1000kg dioxin. Khi đốt cháy 1kg PVC (nhựa tổng hợp) sẽ tạo thành 50 dioxin.

Do quá trình tổng hợp giấy băng clo và các hợp chất oxi hóa khác chứa clo, cứ tẩy trắng một tấn giấy, lượng dioxin được tạo thành là khoảng 1g.

Sản xuất và sử dụng các hợp chất hữu cơ chứa clo, diệt cỏ, trừ sâu, sát trùng…sản xuất 1106 tấn thì thải ra 1 tấn dioxin.

Các nhà máy và các lò đốt rác thải ra 1kg/tấn trên toàn cầu.

 

 

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

 

Biện pháp phòng ngừa

Dioxin gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân sống quanh khu vực điểm nóng. Do đó cần những biện pháp phòng tránh và khắc phục như sau :

– Ngăn chặn phơi nhiễm mới từ môi trường vào con người, đặc biệt từ dây chuyền thực phẩm.

+Cần ngăn cấm và khuyến cáo hạn chế sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc tại các vùng nóng như rau củ, thủy hải sản, gia cầm , thủy cầm…và sớm điều tra mức độ ô nhiễm dioxin trong các loại thực phẩm.

+Hướng dẫn nhân dân cách ăn uống và lựa chọn loại thực phẩm trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tồn lưu dioxin ở thực phẩm.

+Đề xuất các biện pháp ngăn cấm khai thác, chăn nuôi, trồng trọt các nguồn thực phẩm ở các vùng có độ tồn lưu dioxin.

– Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nạn nhân, nhân dân các vùng nóng.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược khắc phục hậu quả CĐHH mà thực hiện là ngành y tế.

 

 

Phương pháp xử lý

 

  • Phương pháp chôn lấp

Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trên thế giới để xử lý các chất ô nhiễm khó phân hủy trong đó có đioxin. Cơ sở khoa học của phương pháp chôn lấp là sử dụng các loại vật liệu có khả năng cách ly và chống thấm cao để bao bọc đất nhiễm chất độc không thể phát tán ra môi trường trong thời gian dài hàng trăm năm. Đồng thời việc sử dụng vật liệu lọc trên cơ sở khoáng chất tự nhiên như bentonit có khả năng hấp phụ chất độc, làm kín tầng cách ly nhờ khả năng hút ẩm mạnh, tính trương nở cao.

Phương pháp này dễ tiến hành, chi phí không cao nhưng vẫn tồn tại nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm nếu xảy ra các sự cố bất thường. Một số nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp chôn lấp để xử lý đất ô nhiễm đioxin như Italia, Hà Lan, Mỹ…

DIOXIN

 

  • Phương pháp vật lý

Xử lý bằng nhiệt gồm có nhiệt phân và thiêu đốt.

+ Phương pháp nhiệt phân dựa trên nguyên lý các chất hữu cơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành các chất đơn giản, hoặc ở nhiệt độ cao hơn thì trở thành dạng plasma.

+ Phương pháp thiêu đốt dựa trên nguyên lý các chất độc là những chất giàu năng lượng nên có thể đốt khi có mặt không khí.

 

  • Phương pháp hóa học

+ Phương pháp trung hòa: Bằng Na-PEG và các chất kiềm hữu cơ.

Để trung hòa các dioxin và các PCB (polyclobiphenyl) có thể sử dụng các chất kiềm như natripolyetylenglycolat. Về nguyên lý là sự trao đổi clo trong vòng thơm được thực hiện khi có xúc tác ( thường dùng là H3PO4, Al2O3, Cu2Cl2 ) trên các chất mang permutit, đất pemza.

+ Phương pháp declo hóa bằng tác nhân hóa học:

Để xử lý các dioxin tác nhân declo hóa được nghiên cứu nhiều nhất là hydro ở áp suất cao (hàng trăm bar). Phản ứng thế clo trong phân tử dioxin bằng hydro tạo thành phân tử chứa ít clo hơn hoặc không có clo.

Phương pháp này có khả năng xử lý dioxin với hiệu suất cao, song chi phí xử lý cũng cao. Mặt khác, việc sử dụng hóa chất để xử lý sẽ khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường thứ cấp.

 

  • Phương pháp sinh học:

+ Tìm những loài sinh vật có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm từ môi trường.

+ Nuôi cấy và phát triển các vi sinh vật phân hủy các chất ô nhiễm.

Người ta đã chọn được 5 dòng vi sinh vật có khả năng phân huỷ dioxin. Trong số các vi sinh vật có sẵn trong đất, nước, không khí; chỉ có dòng vi sinh vật nào sản sinh ra hydro mới có khả năng phân huỷ hết dioxin. Người ta đã tiến hành thí nghiệm với 3 liều lượng 1,78 – 3,56 – 17,80 ppm TCDD chứa cacbon đồng vị 14C trên hai lô đất ở Mỹ. Sau một năm, lượng đioxin trong đất còn lại 52,8%. Phương pháp này cũng được đưa vào áp dụng trong xử lý dioxin ở sân bay Đà Nẵng và Seveso.

 

Nuôi cấy vi sinh vật phân hủy dioxin

– Gần đây, các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học tổng hợp Kyoto, Nhật Bản đã tạo ra được một loại vi khuẩn “ăn” dioxin. Đây là sản phẩm ghép gen của một sinh vật đơn bào khác có khả năng “nuốt” các phân tử vật chất bằng cách hút chúng qua một bộ phận đặc biệt giống như miệng. Trong quá trình thực nghiệm, các nhà khoa học đã đưa vào loại vi khuẩn phân rã dioxin 5 gen của vi khuẩn khác có thể “mở miệng” thêm tới 10% so với kích cỡ cũ. Vi khuẩn dùng các men (enzyme) để làm phân rã chất độc thành các phần tử nhỏ xíu rồi hút vào bên trong nó. Kết quả là chất độc được thủ tiêu nhanh hơn gấp 2 lần so với trước.

-Việc xử lý đioxin bằng phương pháp sinh học không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí có thể rẻ, song khó kiểm soát và thời gian xử lý kéo dài, tính triệt để thấp.

Với những thông tin trên về Dioxin ở trên hi vọng các bạn đã có thêm các kiến thức hữu ích qua bài viết này của Công ty Tân Huy Hoàng để xây dựng thói quen sống lành mạnh, chung tay bảo vệ môi trường để giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(01:12 19/08/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI ẢNH HƯỞNG CỦA...
(02:00 31/08/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Bụi silic là gì – SiO2   Bụi Silic là gì? Theo số liệu,...
(02:41 20/02/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) TÁC HẠI CỦA CHÌ – CHÌ LÀ GÌ? Tác hại của chì. Chì là...
(08:38 01/11/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ĐẤT ĐANG BỊ SA MẠC HÓA Sa mạc hoá – Hiện nay khi môi...
(03:29 12/12/2021)
3.5 / 5 ( 2 bình chọn ) BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP Biện pháp bảo vệ môi...
(01:40 22/08/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) KIỂM SOÁT PH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI  Kiểm soát PH trong xử lý...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi