EC TRONG ĐẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
EC TRONG ĐẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Ec trong đất và những điều cần biết
Với nền nông nghiệp hiện nay, người làm nghề vườn luôn quan tâm đến từng chỉ số có sức ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng để chắc rằng cây trồng phát triển sinh trưởng tốt. Trong số đó, chỉ số dẫn EC trong đất và vai trò của nó hẳn còn chưa được quan tâm nhiều. Hãy cùng tìm hiểu xem EC trong đất là gì qua chia sẻ sau.
1. EC trong đất là gì?
EC là từ viết tắt của Electrical Conductivity – chỉ số dẫn điện thể hiện nồng độ ion hòa tan trong dung dịch đất .Chỉ số EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong đất đồng thời cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong đất.
Chỉ số EC thể hiện tổng số ion hiện đang có trong đất, một phần nào đó EC được xem là thể hiện mức dinh dưỡng hiện đang có trong đất trồng.
Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy, duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng. Nếu đất có chỉ số EC quá cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất.
Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào đất, giảm phân bón. Ngược lại, nếu EC thấp đều đó biểu thị lượng dinh dưỡng trong đất thấp hoặc đất không thể giữ được dinh dưỡng trong đất. Khi đó ta nên bổ sung phân bón kèm theo đó tăng lượng phân hữu cơ để tăng khả năng giữ dinh dưỡng của đất.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới EC trong đất:
-
Loại đất:
Đất được chia làm 3 loại đất cơ bản là: Đất thịt, đất sét và đất cát, tùy theo hàm lượng 3 loại này trong đất người ta sẽ chia ra các loại đất khác nhau như: đất cát, đất sét, đất phù sa (thịt pha sét), đất sét pha (với thịt/cát), đất cát pha (với thịt/sét)…
-
Đối với đất sét:
Chứa nhiều keo đất (hạt đất với chức năng giữ ion biểu thị qua thông số CEC) nên giữ chất dinh dưỡng rất mạnh đến mức rễ cây cũng khó khăn bẻ gãy liên kết để hấp thụ dinh dưỡng.
Do đó, EC đất sét luôn cao (>2 mS/cm) nhưng cây khó sử dụng, khó thoát nước dễ gây úng cây, chết rễ. Nên dùng phân chuồng, cày đất hoặc nhiều nơi pha cát để giảm bớt liên kết quá chặt của đất sét.
-
Đối với đất thịt:
Số lượng keo đất thích hợp, khoảng trống trong đất cũng thích hợp nên chỉ số EC ở mức tốt (0.2 – 1.2 mS/cm), thoát nước tốt, giữ chất dinh dưỡng tốt. Ở đất thịt dinh dưỡng được giữ ở mức độ vừa phải đủ để rễ cây hấp thụ.
-
Đối với đất cát:
Đất luôn trong tình trạng nghèo nàn keo đất, khả năng giữ dinh dưỡng kém, giữ nước kém do đó chỉ số EC luôn thấp (<0.2 mS/cm).
Ở đất cát rễ cây không có nơi bám vào, không có dinh dưỡng giữ lại để hấp thụ, luôn trong tình trạng khô hạn hoặc úng nước. Nên dùng xác bã thực vật để giữ ẩm đất, pha đất thịt vào hoặc tưới nước phù sa mịn cho đất.
-
Phân bón:
Phân bón hóa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến EC trong đất do cung cấp một lượng lớn ion vào đất (phân bón hóa học đa số là tan tốt trong nước).
Nếu chỉ số EC bị đẩy lên quá cao (>3.0 mS/cm) do bón phân sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch độ dẫn điện giữa môi trường đất và trong rễ cây khiến rễ cây bị mất nước và héo. Do đó, cần cân đối lượng phân bón vào đất và cung cấp đủ nước sau khi bón.
Việc giảm mạnh chỉ số EC sau khi bón phân có thể do nhiều nguyên nhân: cây trồng hấp thụ, bốc thoát hơi, trự di do nước tưới/mưa, chảy tràn do nước,…
Mùn chính là lượng phân bón hữu cơ trong đất đã qua hoai mục, mùn sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số EC thông qua việc giữ chất dinh dưỡng, nước; là môi trường cho vi sinh vật sinh trưởng từ đó phân giải chất dinh dưỡng trong đất cho cây.
Với lượng mùn nhiều trong đất sẽ giúp cho chỉ số EC ổn định, giữ chất dinh dưỡng, chống rửa trôi. Bổ sung mùn trong đất bằng cách bón nhiều phân chuồng, phân cá, phân humic, xác bã thực vật.
-
Kim loại nặng:
Hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng: Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn) và Crom (Cr) trong tầng đất mặt ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số EC trong đất. Các ion này hiện diện sẽ cho chỉ EC cao nhưng đất này hoàn toàn không tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Các vùng đất xung quanh khu dân cư, khu công nghiệp sẽ nhiễm nồng độ kim loại nặng rất cao. Một nguồn kim loại nặng nữa là đến từ nước giếng khoan.
Vậy đất bị nhiễm kim loại nặng thì phải giải quyết thế nào? Trước tiên, cần loại bỏ nguồn kim loại nặng thải vào đất (dời nhà máy, sử dụng nguồn nước khác…). Sau đó, trồng các loại cỏ có rễ đâm sâu để vừa cải tạo đất vừa hút kim loại nặng ra khỏi đất (thời gian có thể kéo dài 5 – 10 năm)
-
Độ mặn:
Đây là yếu tố gây nên chỉ số EC cao ngất (> 4.5 mS/cm) mà đất thì không thể canh tác các loại cây thông thường được (cây chịu mặn kém trừ một vài loại như: dừa, mãng cầu,…).
Độ mặn của đất được gây nên chủ yếu bởi NaCl do đó muốn rửa mặn cho đất cần xẻ liếp và tưới nước ngọt thường xuyên để rột rửa đi phần muối có trong đất. Tuyệt đối không để đất khô vì sẽ dẫn muối lên thông qua các mạch mao dẫn trong đất. Hay cách khác là chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây trồng chịu được mặn cao (dừa, mãng cầu…).
-
pH đất:
Khi pH đất và độ dẫn điện của đất tương tác với nhau, những điều thú vị sẽ xảy ra. Độ pH của đất cho biết mức độ kiềm hoặc tính axit của nó, có thể ảnh hưởng đến kết quả độ dẫn điện.
Các ion H+ tích điện dương gây ra tính axit hơn, trong khi các ion OH– tích điện âm khiến cho đất kiềm hơn (đất mặn thường có tính kiềm). Đất càng có tính axit hoặc kiềm hơn, thì càng có nhiều ion H+ và OH–, càng nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao.
Do đó, đất càng có tính axit hoặc kiềm thì EC càng cao. Độ pH càng gần với độ trung tính, độ pH ít ảnh hưởng đến độ dẫn điện của đất.
Để xác định chỉ số EC có thể hiện mức độ thừa, thiếu hay đủ dinh dưỡng thì phải tiến hành đo pH đất trước (pH tốt từ 5.5 – 6.5), sau đó đánh giá đất của mình thuộc loại nào? 5 yếu tố trên thuộc yếu tố nào? Sau đó, có thể đưa ra biện pháp để giải quyết như: bón thêm phân nếu thiếu (< 0.2mS/cm), ngưng bón phân hóa học bón thêm phân hữu cơ (> 1.2mS/cm), còn nếu đủ thì duy trì biện pháp canh tác.
3. Phương pháp cải tạo EC trong đất:
Để đạt được chỉ số EC cân bằng, lý tưởng nhất cho cây trồng.Cần kiểm tra chính xác con số EC hiện tại. Và tìm phương pháp cải thiện chỉ số. Có bốn yếu tố chính quyết định chỉ số EC của đất trồng. Vì thế hãy tìm đến nguyên nhân ngọn ngành và thay đổi từng thành phần.
Trường hợp EC đất quá cao, nhưng cây không phát triển bình thường. Thì rất có thể cây bị nhiễm mặn hay nhiễm kim loại nặng. Bởi ion hòa tan trong đất quá cao. Tưới nước để làm giảm nồng độ muối. Là một phương pháp nhanh chóng. Về lâu dài cần có biện pháp xử lý môi trường xung quanh. Thay đổi nguồn nước tốt hơn cho cây.
Trường hợp chỉ số EC đất quá thấp, phản ánh vấn đề cây thiếu dinh dưỡng cần thiết như kali, photpho và nitơ. Cần sử dụng lượng phân bón phù hợp và đúng cách để giúp cân bằng độ EC của đất.
4. Phương pháp xác định EC trong phòng thí nghiệm:
Theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường, quy định cần phải sử dụng phương pháp TCVN 6650:2000 để xác định EC trong đất.
Phương pháp này xác định EC dựa trên dung dịch chiết
Các mẫu đất được làm khô trong không khí bằng nước ở nhiệt độ 20oC± 1oC. Theo tỷ lệ chiết 1 : 5 (m/V), để hòa tan các chất điện phân.
Đo độ dẫn điện riêng của dịch chiết đã lọc. Và kết quả được hiệu chỉnh đến nhiệt độ 25oC. Các giá trị độ dẫn điện đo được. Có thể bị ảnh hưởng do các điện cực bị nhiễm bẩn. Các bọt khí trên các điện cực. Thí dụ được hình thành trong quá trình làm ấm dịch chiết, làm xáo trộn các phép đo.
Các phép đo độ dẫn điện nhỏ hơn 1 mS/m. Bị ảnh hưởng bởi cacbon dioxit và amoniac từ không khí. Trong các trường hợp như thế. Phải tiến hành đo trong điện cực đo thích hợp. Các phép đo như vậy nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây