EC TRONG NƯỚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
EC TRONG NƯỚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
EC trong nước và những điều cần biết
1. EC trong nước là gì?
EC – là Electrical Conductivity tạm dịch tính dẫn điện là mức độ truyền tải dòng điện của dung dịch. Các hạt tích điện nhỏ, được gọi là ion, giúp mang điện tích đi qua một chất. Các ion này có điện tích dương hoặc âm.
Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao; ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn. EC thường được tính bằng milliSiemans trên một centimet (mS/cm). phương pháp đo EC đã được hướng dẫn ở phần trên
Độ dẫn điện EC có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước. Các muối khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành các ion mang điện tích âm (-) hoặc điện tích dương (+) ảnh hưởng tới độ dẫn điện của nước.
EC là chỉ số hoàn hảo để xác định tổng hàm lượng ion kim loại dẫn điện nhưng lại không thể xác định thành phần của chúng
2. Tầm quan trọng của EC trong nước:
Nếu độ dẫn điện của nước cao thì sự hiện diện của các chất hòa tan rất cao. Lượng muối và kim loại nặng cao có hại cho sinh vật thủy sinh và cả con người. Đây là lý do tại sao độ dẫn điện cao của nước có hại cho con người.
- Y tế: Nguồn nước phục vụ y tế cần đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó độ dẫn điện thường phải rất thấp, dưới 1μS/cm hoặc thậm chí 0.1μS/cm.
- Công nghiệp thực phẩm: Nguồn nước đầu vào trong sản xuất thực phẩm đòi hỏi độ dẫn điện thấp để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Sản xuất linh kiện bán dẫn: Các quy trình xử lý trong ngành này yêu cầu nước có trở kháng cao để tránh nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Kiểm soát nước thải: Độ dẫn điện là chỉ tiêu cần thiết để đảm bảo nước xả thải tại nhà máy, khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Nuôi trồng thủy sản: Độ dẫn điện của nước là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống cho thủy sản và cần giám sát liên tục. Thông số này còn phản ánh nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch, hỗ trợ việc quản lý chất lượng nguồn nước.
3. Tại sao phải kiểm tra EC trong nước:
Đo độ dẫn điện EC của nước mang nhiều lợi ích thiết thực:
- Xác định tổng chất rắn hòa tan (TDS): Chỉ số này phản ánh mức độ khoáng hóa, gián tiếp giúp kiểm soát độ cứng, độ đục hay sự tinh khiết của nước.
- Kiểm soát chất lượng và biến đổi nước: Theo dõi EC giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong chất lượng nước, từ đó xác định loại và lượng hóa chất cần thiết để điều chỉnh, cải thiện, đảm bảo nước đạt chuẩn mong muốn.
- Phát hiện rò rỉ và hỗ trợ quản lý hệ thống nước: Đo EC giúp phát hiện sớm các rò rỉ trong hệ thống, hỗ trợ kiểm tra và duy trì chất lượng nước hiệu quả.
- Đánh giá gián tiếp chất lượng không khí qua nước mưa: EC của nước mưa cung cấp dữ liệu về độ tinh khiết của không khí, là một chỉ báo hữu ích trong môi trường.
Nguồn nước nào cần kiểm tra độ dẫn điện?
Các nguồn nước cần kiểm tra độ dẫn điện (EC) thường xuyên bao gồm:
- Nước uống và nước sinh hoạt: Đảm bảo an toàn, chất lượng cho người dùng.
- Nước trong ao hồ nuôi trồng thủy sản: Kiểm soát môi trường sống của tôm, cá, đảm bảo điều kiện tối ưu cho sinh trưởng.
- Sản xuất và xử lý nước, nước thải: Đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn an toàn và không gây hại khi thải ra môi trường.
- Ngành hóa chất: Đảm bảo độ tinh khiết hoặc nồng độ các thành phần trong quy trình sản xuất.
4. Phương pháp xác định EC trong nước:
Theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường, quy định cần phải sử dụng phương pháp SMEWW 2510B:2023 để xác định EC trong nước.
Dùng bút đo độ dẫn tiếp xúc
Thiết bị đo độ dẫn điện (EC) hoạt động dựa trên nguyên lý đo dòng điện chạy qua dung dịch. Hệ thống bao gồm một bộ phân tích kết nối với đầu đo bằng cáp với đầu đo. Được nhúng trực tiếp vào dung dịch cần đo.
Đầu đo tích hợp cảm biến nhiệt độ và hai điện cực tiếp xúc với dung dịch. Một điện thế được áp dụng giữa hai điện cực này. Tạo ra dòng điện tuyến tính với độ dẫn điện của dung dịch.
Tuy nhiên, độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào khả năng bù trừ nhiệt độ hiệu quả. Do đó, việc đo nhiệt độ chính xác và cài đặt bù trừ nhiệt thủ công là cần thiết. Để đảm bảo dữ liệu EC chính xác nhất.
Dùng máy đo độ dẫn điện nước
Máy đo độ dẫn điện là thiết bị phân tích nước chuyên dụng. Giúp đo nhanh chóng và chính xác chỉ số EC (độ dẫn điện) trong dung dịch.
Máy hoạt động bằng cách sử dụng các điện cực được thiết kế đặc biệt, đo hiệu điện thế giữa hai đầu để xác định độ dẫn điện của dung dịch. Do nhu cầu khác nhau, người dùng có thể chọn loại máy đo phù hợp như dạng bút, cầm tay hoặc để bàn nhằm tối ưu hóa trong công việc đo đạc.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây