HƠI DUNG MÔI HỮU CƠ VOCS
HƠI DUNG MÔI HỮU CƠ VOCS
Tác hại và cách xử lý hơi dung môi hữu cơ vocs
1.1. Hợp chất VOCs là gì? (HƠI DUNG MÔI HỮU CƠ VOCS)
VOCs (Volatile Organic Compounds) là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gốc carbon, tồn tại dưới dạng khí. VOCs được sinh ra bởi các phụ gia và thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm thương mại và gia dụng. Ban đầu các chất VOCs ở thể rắn nhưng dễ dàng chuyển sang thể khí, thể hơi trong điều kiện nhiệt độ thường và áp suất khí quyển.
BTEX là một thông số cơ bản để đánh giá lượng phát thải VOCs từ nhiều nguồn khác nhau. BTEX bao gồm các nhóm chất: benzene, toluene, ethylbenzene, xylene (thường được biểu thị bằng tổng số m-xylene, p-xylene, o-xylene).
1.2. Nguồn gốc xuất hiện VOCs
Các sản phẩm chăm sóc cá nhân: Một số sản phẩm chăm sóc cá nhân như keo xịt tóc, nước hoa, sơn móng tay chứa VOCs để tạo mùi thơm và giữ màu lâu hơn.
Vật liệu xây dựng: Sơn, chất kết dính, vecni, sản phẩm từ gỗ composite và thảm sàn chứa gốc vinyl có thể giải phóng VOCs khi sử dụng.
Nhiên liệu: Dầu nhiên liệu, xăng chứa rất nhiều các hợp chất VOCs và khi đốt chúng, các VOCs được giải phóng vào không khí.
Sản phẩm làm sạch: Một số chất tẩy rửa và xà phòng chứa VOCs để giúp loại bỏ các chất bẩn và mùi khó chịu.
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Hút thuốc, đốt củi, đốt rác, đốt nến và nấu ăn đều tạo ra VOCs và góp phần vào việc gia tăng nồng độ VOCs trong không khí.
Các ngành công nghiệp và cơ sở sản xuất: Xưởng sản xuất, nhà máy và cơ sở sản xuất cũng là nguồn phát thải VOCs lớn vào môi trường.
Từ những năm 1940s,
VOCs đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chúng góp mặt trong nhiều sản phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày và được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm hóa học. 50% lượng VOCs là từ hoạt động công nghiệp, 16% do đồ dùng thiết bị, 11 % đến từ nông nghiệp, 10 % do phương tiện giao thông và các nguyên nhân khác.
1.3. Tác hại của VOCs
1.3.1. Tác hại VOCs đối với môi trường
VOCs có khả năng bay hơi vào không khí ở nhiệt độ phòng, khi bay hơi, chúng khuếch tán nhanh trong không khí. Điều này góp phần vào ô nhiễm không khí trong các đô thị và khu vực công nghiệp.
Khi hỗn hợp các VOCs trong không khí được tác động bởi ánh sáng mặt trời và chúng thực hiện các phản ứng hóa học trong không khí, chúng có thể tạo ra ozon bề mặt, một thành phần của khói mù.
Ảnh hưởng đến khí hậu: Một số VOCs như methane có thể góp phần vào hiện tượng sưởi ấm toàn cầu do tạo ra hiệu ứng nhà kính khi bị oxy hóa trong không khí.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: VOCs có thể gây hại cho các loài động vật và thực vật trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể gây ra hiện tượng chết rừng, giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
Ảnh hưởng đến nguồn nước: VOCs có thể xâm nhập vào nguồn nước, làm tăng sự ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến các loài sống trong môi trường nước. Chúng có thể gây hại cho hệ sinh thái nước mặt và nước ngầm.
Khí thải VOCs có thể bay hơi từ nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà,
Chẳng hạn như sơn, mực in và các nội thất, dụng cụ chứa hóa chất. Điều này có thể gây ra ô nhiễm không khí trong nhà, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe con người.
1.3.2. Tác hại đến con người:
- Kích ứng mắt, mũi và họng
- Nhức đầu và buồn nôn
- Tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương
- Một số chất hữu cơ có thể gây ung thư ở động vật, một số nghi ngờ hoặc được biết là chất gây ung thư ở người.
- Các dấu hiệu hoặc triệu chứng chính liên quan đến phơi nhiễm với VOCs bao gồm: kích thích kết mạc, khí chịu mũi họng, đau đầu, dị ứng da, khó thở, giảm nồng độ cholinesterase trong huyết thanh, buồn nôn, chảy máu cam, mệt mỏi, chóng mặt.
1.4. Quy trình xử lý dung môi hữu cơ VOCs trong công nghiệp
Để xử lý khí thải dung môi hữu cơ. Phải tiến hành sử dụng tháp hấp thụ. Nhằm tăng khả năng tiếp xúc của dòng khí thải với dung dịch hấp thụ.
Các dung dịch hấp thụ đóng vai trò quan trọng. Và chúng phụ thuộc chủ yếu vào các loại dung môi sản xuất. Các thông số của dung dịch hấp thụ. Được khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng. Dựa trên quá trình phát thải của hơi dung môi.
Nguồn khí sẽ được dẫn trực tiếp về hệ thống xử lý hơi dung môi. Bằng chụp hút và được thu vào tháp hấp thụ. Bằng các quạt hút. Có hai quá trình xảy ra:
Quá trình hấp phụ: Sử dụng các loại vật liệu hấp phụ như than hoạt tính, các vật liệu có độ rỗng, xốp. Than hoạt tính sẽ phát huy tối đa khả năng hấp phụ hơi dung môi. Dòng khí thải cần xử lý di chuyển từ dưới lên trên, khi đến giữa tháp chúng sẽ bị hấp phụ trực tiếp với lớp than hoạt tính đã được lắp đặt sẵn.
Quá trình hấp thụ:
Đây là quy trình sử dụng dung dịch hấp thụ chuyên biệt cho từng loại khí thải được xử lý.
Các loại dung dịch này sẽ được bơm ly tâm chuyển từ bể chứa dung dịch đến bộ phận phân phối thành từng giọt trong tháp hấp thụ và phun đều từ trên xuống, khi đó dòng khí được dẫn từ dưới lên trên sẽ tiếp xúc với dung dịch. Bụi, các chất VOCs sẽ bị hấp thụ và rơi xuống.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.