TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC UỐNG

750 Lượt xem

KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC UỐNG

Kim loại nặng trong nước uống, phương pháp xác định sắt trong nước uống

QCVN 6-1: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

Kim loại nặng vẫn được biết đến là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và tuổi thọ của các thiết bị. Vậy kim loại nặng là gì, nước uống nhiễm kim loại nặng phải làm sao? Làm thế nào để xác định nồng độ kim loại nặng trong nước uống?

 

1. Kim loại nặng là gì?

Theo định nghĩa khoa học, kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Số nguyên tử của các kim loại này rất cao và có tính kim loại ở nhiệt độ thường. Kim loại nặng trong tự nhiên được chia ra làm 3 loại:

  • Kim loại độc hại: Ví dụ như Cu, Ni, Cd, As, Cr, Hg, Pb, Zn, Co, Sn…
  • Kim loại quý, có giá trị cao: Như Au, Ag, Pt, Pd, Ru…
  • Kim loại phóng xạ nguy hiểm: Như Th, Ra, Am…

Khi ở dạng nguyên tố, kim loại nặng không gây ra tác hại nào cho con người. Tuy nhiên, nếu chúng tồn tại ở dạng ion chúng trở nên rất độc hại. Các ion kim loại rất nguy hiểm đến sức khỏe con người khi tiếp xúc lâu ngày.

KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC UỐNG

 

2. Tác hại của kim loại nặng trong nước uống

Với thời đại phát triển như hiện nay việc các khu công nghiệp, nhà máy thải nước thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường khiến nguồn nước uống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong nước uống chứa nhiều chất độc hại và kim loại nặng, nếu con người uống nước chứa những chất này vào cơ thể sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng.

 

Cụ thể là kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển, gây ung thư, tổn thương các cơ quan, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vọng nếu nhiễm độc quá lớn:

 

Cadmium:

Chính là kim loại nặng độc hại nhất kể cả khi ở nồng độ thấp trong thực phẩm. Kim loại nặng này chính là nguyên nhân của căn bệnh itai-itai ở Nhật Bản.

Cadmium thường được sử dụng cho ngành công nghiệp da và giấy hoặc ứng dụng trong sản xuất bột giấy và cao su. Loại này chỉ cần tiếp xúc với lượng rất nhỏ cũng có thể gây nên tổn thương gan và thận cho con người, nó còn gây loét da và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

 

Đồng:

Thường được con người sử dụng trong sản xuất đồ dùng, dây điện, đường ống hoặc sản xuất đồng thau. Ở một hàm lượng ít đồng có lợi cho sức khỏe con người nhưng nếu ở nồng độ cao nó có thể gây độ hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thận và tổn thương dạ dày gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc mất sức cho con người.

 

Chì:

Cũng là một kim loại nặng có nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Nếu chì ở hàm lượng cao có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với chì, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Ngoài ra chì còn phá vỡ các chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, dạ dày cũng như đường ruột.

 

Thủy ngân:

Đây chính là nguyên tố rất độc ở dạng hữu cơ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý, thai nhi và gây co giật. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc, nếu tiếp xúc với chúng có thể gây độc hại cho não, mù lòa, suy nhược tinh thần và tổn thương cho thận.

 

Niken:

Đóng vai trò trong quá trình tổng hợp hồng cầu nhưng nếu ở nồng độ cao có thể gây ra các tác hại như làm hỏng các tế bào sinh học. Nếu con người tiếp xúc với Niken trong thời gian dài có thể gây phá hủy tế bào, làm hỏng gan và tim. Ngoài ra Niken còn có thể làm giảm sự tăng trưởng tế bào, gây ung thư và khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

 

Sắt, mangan:

Có trong nước uống cũng gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nhưng cả hai chất này đều cần phải có trong hệ thống sinh học của con người vì chúng đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp các sắc tố cũng như hoạt động của tế bào.

Nếu hàm lượng của sắt và mangan trong nước quá cao có thể gây ra độc tính nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch nếu trong cơ thể chứa nhiều sắt và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ bắp yếu dần nếu chứa nhiều mangan.

KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC UỐNG

 

3. Phương pháp để xác định nồng độ kim loại nặng Mangan (Mn) trong nước uống:

 

a) Nguyên tắc

Mẫu được acid hóa đến pH < 2, sau đó đun trên bếp để phân hủy các chất hữu cơ. Định mức lại, lọc và lấy dung dịch để xác định hàm lượng Mn có trong mẫu bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa (F-AAS).

 

b) Lấy và bảo quản mẫu

Sử dụng các chai polyetylen hoặc thuỷ tinh bosilicat đã rửa sạch bằng HNO3 1,5N sau đó tráng bằng nước để lấy mẫu.

Nếu phải xác định kim loại tổng, mẫu phải được xử lý bằng axit nitric đậm đặc ngay sau khi thu thập để có độ pH từ 1 đến 2 (thường là 2 ml axit trên một lít mẫu là đủ). Ghi lại lượng axit đã được thêm vào và sử dụng một thể tích tương tự như thế trong việc chuẩn bị thử trắng.

Nếu phải xác định chế riêng kim loại hoà tan thì phải lọc mẫu càng sớm càng tốt sau khi thu thập qua màng lọc có đường kính lỗ danh nghĩa là 0,45µm và axit hoá ngay dịch lọc bằng axit nitric axit nitric đậm đặc để có độ pH từ 1 đến 2.

Trước khi sử dụng, các bộ lọc phải được rửa kỹ bằng HNO3 1,5N và tráng bằng nước cất.

 

c) Thiết bị, dụng cụ

Máy Analytikjena 400P : Có đầy đủ các bộ phận như: bộ phận nguyên tử hóa bằng ngọn lửa, hệ thống điều chỉnh nền, đèn catot rỗng đối với kim loại Mn

Cân phân tích (có độ chính xác 0,1mg).

Bếp điện có thể hiệu chỉnh nhiệt độ.

Bình định mức (Din A): 25ml; 50 ml; 100ml

Pipet vạch (Din A): 0,1ml; 0,2 ml; 1ml; 2ml; 5 ml…

Pipet bầu (Din A): 0,5 ml; 1ml; 2ml; 5 ml…

Dụng cụ thủy tinh các loại: Becher, Erlen…

Chén nung, giấy lọc

Máy nén khí

Bình khí acetylen

 

d)  Quy trình phân tích

Dựng đường chuẩn: Dãy chuẩn làm việc: 0,1; 0,2; 0,4; 0,8; 1,6; 3,2mg/L: Dùng pipet bầu hút chính xác 0,5; 1; 2; 4; 8; 16mL dung dịch chuẩn Mangan (Mn) 10mg/L vào các bình định mức 50mL có đánh số thứ tự từ 1 – > 7. Định mức bằng HNO3 0,1N tới vạch.

Xử lý mẫu: Mẫu nước uống không màu, không mùi (có độ đục < 1NTU và ở trạng thái đồng nhất) ta tiến hành lấy 40ml mẫu, acid hóa mẫu đến pH < 2 bằng HNO3 1:1. Định mức bằng HNO3 0,1N tới vạch. Sau đó xác định hàm lượng kim loại có trong mẫu bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử.

Tiến hành đo: Mangan (Mn)

Cường độ dòng đèn : 5mA Chiều cao burner : 5 – 9mm
Bước sóng : 279,5nm Lửa : C2H2/ Air
Chiều rộng khe : 0,2nm Tốc độ dòng khí acetylen : 60l/h
Hiệu chỉnh nền : No backgronud Nhiễu : Mg 279,5nm; Fe 279,5nm

 

Thực hiện mẫu kiểm soát:

Mẫu trắng phòng thí nghiệm: Tiến hành thử mẫu trắng song song với mẫu thử nghiệm theo cùng một quy trình, sử dụng cùng một lượng thuốc thử nhưng thay phần mẫu thử bằng HNO3 0,1N.  

Mẫu QC (Kiểm tra độ đúng của đường chuẩn bằng dung dịch chuẩn với 0,4mg/L): Trước khi phân tích mẫu kiểm tra độ đúng của đường chuẩn bằng dung dịch chuẩn 0,4mg/L. Mẫu chuẩn được chuẩn bị xử lý tương tự và song song với mẫu và mẫu trắng.

Mẫu thêm chuẩn (TC): Thực hiện mẫu thêm chuẩn tại nồng độ 0,4mg/L được pha như sau: hút 4 ml dung dịch chuẩn làm việc 10 mg/l và định mức bằng 1 mẫu thực bất kì đến 100ml. Thực hiện các bước như mục 7.1.

Mẫu lặp: Khi tiến hành phân tích mẫu, cứ 10 mẫu, chọn 1 mẫu đo lặp lại ít nhất hai lần.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.

 

Bài viết khác
(12:48 22/09/2020)
Đánh giá post Ngày 21/9, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phê duyệt dự án đóng cửa bãi rác Cam Ly,...
(03:07 08/10/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) THUỐC NHUỘM TRONG NƯỚC THẢI NGHÀNH DỆT MAY Thuốc nhuộm trong nước thải nghành...
(12:56 28/06/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) KIỂM NGHIỆM SULFATE TRONG NƯỚC UỐNG Kiểm nghiệm sulfate trong nước uống QCVN 6-1:...
(04:12 02/03/2020)
Đánh giá post Như thế nào là quan trắc môi trường online và ứng dụng thực tế 1.Quan trắc môi trường online...
(01:08 22/07/2024)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Công khai kế hoạch ứng phó sự cố...
(06:58 03/02/2020)
Đánh giá post Tại sao doanh nghiệp cần đến dịch vụ tư vấn môi trường? Kinh tế phát triển, đô thị hóa...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi