TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

Nghị định 2020: Siết chặt quản lý cát sỏi lòng sông, hồ

965 Lượt xem

Nghị định số 23/2020/NĐ-CP

Ngày 24/2/ 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP, quy định về quản lý cát sỏi sông, hồ. Nghị định này quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác; kinh doanh tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, bao gồm cả cát, sỏi ở lòng hồ, cửa sông (gọi chung là cát, sỏi lòng sông) và công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ. Nghị định đã có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2020. Theo Nghị định, việc khoanh định khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật khoáng sản, các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông thủy nội địa, và quy định của pháp luật khác liên quan.

Căn cứ đặc điểm địa hình, địa chất, hình thái của lòng sông…, các khu vực được khoanh định là khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông gồm: Khu vực đang bị sạt lở; khu vực đã bị sạt lở và có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở; khu vực bờ sông không ổn định, có nguy cơ sạt lở.
Khu vực khác có tầm quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định, an toàn của bờ sông; khu vực có công trình quốc phòng an ninh, khu đô thị, khu dân cư, khu vực có công trình đê điều thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, quan trắc, giám sát và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác mà việc khai thác cát, sỏi lòng sông có thể làm gia tăng nguy cơ mất ổn định bờ sông do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Các khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông gồm khu vực liên kề với khu vực quy định mà việc khai thác cát sỏi trên sông có thể làm gia tăng nguy cơ gây sạt lở; khu vực khác do Ủy bạn nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định để bảo đảm yêu cầu phòng chống sạt lở bờ sông.
Cùng với đó, Nghị định đã quy định cụ thể về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, quản lý các hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, khai thác cát sỏi trên sông theo quy định tại Điều 63 của Luật tài nguyên nước về phòng chống sạt lở bờ sông.

Vẫn “nóng” tình trạng khai thác cát, sỏi - Hànộimới

Đặc biệt đối với việc kè bờ, gia cố bờ sông, san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông, Nghị định đã quy định hạn chế tối đa việc lấn sông, thu hẹp không gian chứa, thoát lũ của sông. Trường hợp đặc biệt phải lấn sông để thực hiện các biện pháp phòng chống, sạt lở bờ sông, đảm bảo sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông hoặc các yêu cầu khác về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, thì phải gắn với các yêu cầu về chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan ven sông và phần diện tính sông bị lấn chỉ sử dụng cho các mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Nghị định cũng quy định các hoạt động kè bờ, gia cố bờ sông, trừ công trình kè bờ, chỉnh trị sông để phòng chống thiên tai; san lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông; xây dựng công trình kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu, phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vị hành lang bảo vệ nguồn nước, hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ; nạo vét, khơi thông luồng để mở mới, cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, trừ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các tuyến đường nội địa hiện có phải thực hiện việc đánh giá tác động đến bảo đảm sự ổn định của bờ sông và các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ trong mùa lũ; diễn biến bồi lắng, sạt lở lòng, bờ bãi sông; sự suy giảm mực nước sông trong mùa cạn và ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác nước trên sông.

Việc thẩm định nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông được thực hiện đồng thời với việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xem xét các xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xem xét xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông.

Ngoài ra, đối với dự án phải đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông thuộc các trường hợp sau đây, trên các sông liên tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và chấp thuận phương án thực hiện:

– Một là, khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng trên đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh trở lên hoặc trên các đoạn sông liên tỉnh khác có phạm vi không quá 05km kể từ ranh giới giữa 02 tỉnh về phía thượng lưu, hạ lưu;

– Hai là, kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh là ranh giới giữa 02 tỉnh; kè bờ, lấn sông trên các đoạn sông liên tỉnh khác có chiều dài dự kiến lấn sông trên 01 km hoặc làm thu hẹp chiều rộng lòng sông quá 5%.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng sông, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông nội tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội thị

Bài viết khác
(12:53 03/10/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) BOD VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Bod và những điều cần biết Trung bình...
(02:49 25/05/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU MỠ, NGUỒN GỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Nước thải...
(01:03 15/05/2024)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) RÁC THẢI ĐIỆN TỬ – MỐI NGUY HẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ...
(02:06 13/05/2020)
Đánh giá post Luật môi trường sửa đổi năm 2020 nhiều khó khăn được tháo gỡ Theo như dự thảo Luật Bảo...
(07:06 18/09/2020)
Đánh giá post (TN&MT) – Ngày 17/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng đã đi...
(03:36 04/10/2024)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ? Lọc Bụi Tĩnh Điện Là Gì? Ưu Và...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi