TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

565 Lượt xem

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Nước thải chế biến thủy sản. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, với đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam khoảng 3200 km cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và chế biến thủy sản.

Sản lượng thủy sản khai thác được khoảng 1 triệu tấn/năm. Sản lượng sản phẩm chế biến khoảng 700 – 800 nghìn tấn. Phần lớn lượng hải sản khác thác được chủ yếu chế biến đông lạnh, hoặc chế biến các sản phẩm ăn liền…

Việc chế biến thủy sản thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy nước thải chế biến thủy sản cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 

Chế biến thủy sản bao gồm các ngành nghề như:
  • Sơ chế, phi lê cá, tôm, cua và các loại thủy sản khác
  • Chế biến thủy sản, chế biến tôm đông lạnh, cá…
  • Sản xuất bột cá…
  • Và một vài ngành nghề khác

  

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 

Tùy vào loại nguyên liệu đầu vào như tôm, cá… mà công nghệ có nhiều điểm riêng biệt. Trong quy trình chế biến thủy sản nước thải phát sinh ở các giai đoạn phân loại, làm sạch, chế biến thành phẩm, các quá trình vệ sinh thiết bị,… .

Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ, các hợp chất lơ lửng, nito, photpho…. Trong nước thải chế biến thủy sản các chất hữu cơ chủ yếu là để phân hủy.

Các hợp chất này khi thải ra môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, gây hại đến các sinh vật trong nước. Các chất lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu… gây tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến cảnh quan….

Các hợp chất nitơ, photpho trong nước thải khi thải ra môi trường làm tăng sự phát triển của tảo gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa… Tất cả các hiện tượng trên gây tác động tiêu cực đến môi trường. Ảnh hưởng đến chất lượng nước, hệ sinh vật thủy sinh, cảnh quan….

 

THÀNH PHẦN ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo.. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.

Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,…

 

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực.

 

Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.

Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1 mg/l.

Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.

Thành phần và tính chất đặc trưng nước thải sản xuất thủy sản được thống kê theo bảng sau, tuy nhiên tùy loại hình sản xuất và quy mô sản xuất, tính chất nước thải thay đổi khác nhau, các giá trị ghi trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo. Đầu ra nước thải sản xuất thủy sản được so sánh với QCVN 11:2008/BTMNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản

 

Qua bảng trên, ta có thể thấy COD trong nước thải thủy sản khá cao, vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần, BOD cũng rất cao, các chất lơ lửng có trong nước thải từ vụn thủy sản cao, các chất vô cơ cũng vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần. Vì vậy, Xử lý nước thải chế biến chế biến thủy sản là bắt buộc.

  

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 

 

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Nước thải từ các nguồn của nhà máy được dẫn vào mương tách mỡ có đặc thiết bị lược rác thô, nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải như: xương, da, cá vụn. Các chất thải rắn bị giữ lại tại thiết bị lược rác, được lấy định kỳ để tái sử dụng (bán cho các nhà máy chế biến bột cá) hoặc đổ bỏ.

Sau đó nước thải tự chảy vào bể tiếp nhận. Từ đây nước thải được bơm chìm nước thải bơm lên thiết bị lược rác tinh, tách các chất thải rắn có kích thước nhỏ trước khi tự chảy xuống bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau.

Thiết bị thổi khí được cấp vào bể nhằm xáo trộn để tránh hiện tượng kỵ khí và giải phóng một lượng lớn chlorin dư phát sinh từ công tác vệ sinh nhà xưởng.

 

Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ tạo bông, Đồng thời tiến hành châm PAC và polyme nhằm thực hiện quá trình keo thụ tạo bông.

 

Sau đó nước thải tự chảy qua hệ thống tuyể nổi, tại đây hỗn hợp khí và nước thải được hòa trộn tạo thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển, các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và một số cặn lơ lửng. Lượng dầu mỡ được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động được dẫn về bể chứa bùn.

Bể tuyển nổi kết hợp quá trình tuyển nổi và keo tụ đạt hiệu quả loại bỏ SS và dầu mỡ rất cao ( có thể đạt > 90% ) hiệu quả loại bỏ photpho của toàn hệ thống cũng được cải thiện nhờ công trình này.

 

Tiếp theo,

 

Nước thải được dẫn qua bể xử lý kỵ khí. Đây là công trình xử lý với ưu điểm không sử dụng oxy. Bể kị khí có khả năng tiếp nhận nước thải với nồng độ rất cao. Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Sẽ tiếp xúc với lớp bùn kị khí và toàn bộ các quá trình sinh hóa. Sẽ diễn ra trong lớp bùn này. Bao gồm quá trình thủy phân, acid hóa, acetate hóa. Và tạo thành khí methane, và các sản phẩm cuối cùng khác.

Tuy nhiên, sau khi qua bể kị khí, nồng độ các chất hữu cơ và các chất khác vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật nên nước thải sẽ tiếp tục được xử lý sinh học ở cấp bậc cao hơn.

Nước thải từ bể kỵ khí sẽ được đưa sang bể xử sinh học hiếu khí, trong bể không khí được cấp liên tục để đảm bảo cho vi sinh vật sống, phát triển và oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.

Để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn, nước thải sẽ được tiếp tục dẫn qua bể xử lý cuối cùng trong hệ thống xử lý sinh học.

Bể sinh học thiếu khí, bể này có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất nitơ, photpho có trong nước thải, trong bể được lắp đặt vật liệu lọc bằng nhựa PVC đặt ngập trong nước, lớp vật liệu này có độ rỗng và diện tích tiếp xúc lớn giữ vai trò làm giá thể cho vi sinh vật dính bám.

 

Nước thải được phân phối từ dưới lên tiếp xúc với màng sinh vật. Tại đây các hợp chất hữu cơ, nitơ (quá trình khử Nitrate). Được loại bỏ bởi lớp màng vi sinh này. Sau một thời gian, chiều dày lớp màng vi sinh vật dày lên. Ngăn cản oxy không khuếch tán vào các lớp bên trong.

 

Do không có oxy, vi khuẩn yếm khí phát triển. Tạo sản phẩm phân hủy yếm khí cuối cùng là CH4 và CO2. Làm tróc lớp màng ra khỏi vật cứng rồi bị nước cuốn trôi. Trên bề mặt vật liệu lại hình thành lớp màng mới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại tuần hoàn. Và nước thải được khử BOD5 và các chất dinh dưỡng triệt để.

Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính dính bám chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha. Và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí. Nhằm duy trùy nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Bùn được lưu trữ và đươc đơn vị có chức năng thu gom xử lý định kỳ.

 

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 

Ưu điểm

Quá trình có khả năng xử lý đạt hiệu quả xử lý cao (đạt 98%)

Có khả năng xử lý nước thải có BOD cao, khử nitơ, photpho mà không cần thêm hóa chất.

 

Nhược điểm

Vận hành phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải có trình độ.

Diện tích sử dụng lớn.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(08:53 12/06/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) I. SƯƠNG MÙ HÓA – KHÁI NIỆM Sương mù hóa là một thuật ngữ...
(01:09 18/06/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) BOD LÀ GÌ? BOD5 LÀ GÌ? VAI TRÒ BOD VÀ BOD5 TRONG NƯỚC Bod...
(02:20 31/07/2021)
4.9 / 5 ( 113 bình chọn ) KHÓI MÙ QUANG HÓA LÀ GÌ? Khói mù quang hóa, được gọi dưới tên...
(01:33 05/10/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ GIẢM NHẸ PHÁT THẢI NHÀ KÍNH Hiệu ứng nhà...
(05:15 14/12/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT BẰNG THỰC VẬT Xử lý ô nhiễm...
(09:34 30/10/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT Vi khí hậu là trạng thái lý học...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi