TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

NƯỚC THẢI SINH HOẠT

604 Lượt xem

NƯỚC THẢI SINH HOẠT –  NGUỒN GỐC

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các  công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt  của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.

 

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Thành phần của  nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

  • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
  • Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

NƯỚC THẢI SINH HOẠT

 

TÁC HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra.

  • COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thúi và làm giảm pH của môi trường.
  • SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.
  • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
  • Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong  các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
  • Màu: mất mỹ quan.
  • Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tất cả các phương pháp xử lý nước thải có thể chia làm 2 nhóm:  nhóm các phương pháp thu hồi và nhóm các phương pháp phân hủy.

Đa số các quá trình xử lý hóa lý được dùng để thu hồi các chất quý trong nước thải và thuộc nhóm phương pháp thu hồi. Còn các quá trình xử lý hóa học và sinh học thuộc nhóm các phương pháp phân hủy. Gọi là phân hủy bởi vì các chất bẩn trong nước thải sẽ bị phân hủy chủ yếu theo các phản ứng oxy hóa và một ít theo phản ứng khử. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy sẽ bị loại khỏi nước thải ở dạng khí, cặn lắng hoặc còn lại trong nước nhưng không độc.

 

Quá trình tiền xử lý

  • Quá trình tiền xử lý hay còn gọi là quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường người ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ . Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực li tâm, trọng trường và lọc.
  • Quá trình xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Tuy nhiên để tăng hiệu suất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% chất lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD.

 

Quá trình xử lý sinh học

  • Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương pháp này thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải.

Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử chất sulfite, muối amon, nitrat – tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí CO2, nitơ, nước, ion sulfate, sinh khối… Cho đến nay, người ta đã biết được nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều các chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo.

  • Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể xem là tốt nhất trong các phương pháp khác vì: chi phí thấp; có thể xử lý được độc tố; xử lý được N-NH3; tính ổn định cao.
  • Việc phân loại các quá trình xử lý sinh học phụ thuộc vào đặc tính của từng loại bể phản ứng. Các bể phản ứng nước thải bằng phương pháp sinh học chia làm 2 nhóm chính, theo cách thức sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường sinh trưởng lơ lững hay bám dính.

NƯỚC THẢI SINH HOẠT

 

  • Do vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên căn cứ vào tính chất, hoạt động và môi trường của chúng, ta có thể chia phương pháp sinh học thành 2 dạng chính là sinh học kị khí và sinh học hiếu khí.
  • Đối với nước thải sinh hoạt, như ta đã khảo sát phía trên thì hàm lượng BOD5 luôn nhỏ hơn 1000mg/l, do đó khi xử lý loại nước thải này ta chỉ cần quan tâm đến việc xử lý sinh học trong môi trường hiếu khí.
  • Quá trình sinh trưởng hiếu khí dựa trên nguyên tắc là vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hòa tan. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn sau:

 

Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ.

Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới.

Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào.

 

Ở đây, quá trình nitrat hóa cũng được diễn ra qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ammonia bị oxy hóa thành nitrite.
  • Giai đoạn 2: Nitrite bị oxy hóa thành nitrate.

 

Các vi sinh vật này gọi là bùn hoạt tính. Chúng tự sinh ra khi ta thổi khí vào nước thải. Về khối lượng, bùn hoạt tính được tính bằng khối lượng chất bay hơi có trong tổng hàm lượng bùn (cặn khô) đôi khi còn gọi là sinh khối.NO2 + 0,5O2  NO3
  • Dưới đây là một số loại công trình sinh học thường dùng trong xử lý nước thải bệnh viện.

 

Bể Aerotank (Quá trình bùn hoạt tính)

  • Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
  • Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí.
  • Trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính.
  • Các vi sinh vật đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sống nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh.
  • Cuối cùng chất ô nhiễm được loại ra khỏi nước bằng cách tách sinh khối, hoặc bị chuyển thành khí thoát ra khỏi nước.

 

Bể sinh học theo mẻ SBR (Sequence Batch Reactor)

  • Thực chất của bể sinh học hoạt động theo mẻ là một dạng của bể Aerotank.
  • Bể Aerotank làm việc theo mẻ liên tục có ưu điểm là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí.
  • Bể sinh học làm việc theo từng mẻ kế tiếp được thực hiện theo 5 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 (pha làm đầy): đưa nước thải vào bể.
  • Giai đoạn 2 (Pha phản ứng sục khí): tạo phản ứng sinh hóa. Giữa nước thải và bùn hoạt tính. Bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt. Để cách oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp.
  • Giai đoạn 3 (pha lắng): lắng trong nước.
  • Giai đoạn 4 (pha tháo nước sạch): tháo nước đã được lắng trong ở phần trên của bể ra nguồn tiếp nhận.
  • Giai đoạn 5 (pha chờ): chờ đợi để nạp mẻ mới.

 

Bể lọc sinh học (Biophin)

  • Công trình phân hủy các vật chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc.
  • Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám.
  • Phân loại: bể biophin với lớp vật liệu lọc không ngập nước (bể biophin nhỏ giọt, bể biophin cao tải) và bể biophin với lớp vật liệu lọc ngập trong nước.

 

Bể MBBR

  • MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor. Trong đó sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng. Và phát triển.
  • Trong bể, hệ thống cấp khí được cung cấp. Để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển.
  • Vi sinh vật sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Để phát triển thành sinh khối.

Qua thời gian xử lý, lớp vi sinh vật phía trong. Do không tiếp xúc được nguồn thức ăn. Oxy nên quá trình yếm khí xảy ra. Một phần vi sinh vật sẽ bị chết. Khả năng bám vào vật liệu không còn. Khi chúng không bám được lên bề mặt vật liệu sẽ bị bong ra rơi vào trong nước thải.

  • Vi sinh vật bám trên bề mặt vật liệu lọc. Gồm 3 loại: lớp ngoài cùng là vi sinh vật hiếu khí. Tiếp là lớp vi sinh vật thiếu khí. Lớp trong cùng là vi sinh vật kị khí. Nhờ đó, bể còn có thể loại bỏ các hợp chất nitơ, photpho trong nước thải. Do đó không cần sử dụng bể Anoxic.

 

Phương pháp khử trùng

Đặc trưng của nước thải bệnh viện là có chứa các vi trùng gây bệnh. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh rất lớn. Do vậy cần phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Và dưới đây là các biện pháp khử trùng xử lý nước thải phổ biến hiện nay.

  • Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.
  • Dùng Hypoclorit – Canxi dạng bột – Ca(ClO)2. Hòa tan trong thùng dung dịch 3 ÷5% rồi định lượng vào bể khử trùng.
  • Dùng Hypoclorit – Natri, nước Javel NaClO.
  • Dùng Ozone được sản xuất từ không khí do máy tạo ozone đặt trong nhà máy xử lý nước thải. Ozone sản xuất ra được dẫn ngay vào bể khử trùng.
  • Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản sinh ra. Đèn phát tia cực tím đặt ngập trong bể khử trùng có nước thải chảy qua
  • Khử trùng bằng siêu âm.
  • Khử trùng bằng phương pháp nhiệt.
  • Khử trùng bằng các ion kim loại.

Trong đó, phương pháp khử trùng nước thải bằng Clo hơi. Hay các hợp chất của Clo thường được sử dụng phổ biến. Vì Clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều. Có sẵn trên thị trường với giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao.

 

Quá trình xử lý bùn thải

Bùn cặn của nước thải là hỗn hợp của nước và cặn lắng. Có chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng phân hủy. Dễ bị thối rửa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi trường. Vì thế, cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

 

Quá trình xử lý bùn cặn là quá trình:

  • Giảm khối lượng và thể tích của hỗn hợp bùn cặn bằng cách. Tách phần nước trong ra khỏi hỗn hợp. Nhờ vậy mà lượng bùn phải vận chuyển đến nơi xử lý được giảm đáng kể.
  • Phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rửa. Chuyển chúng thành các chất ổn định ít gây mùi và tăng khả năng tách nước ra khỏi bùn.

Bùn, cặn trong hệ thống xử lý nước thải thường được thu gom ở các công đoạn:

  • Các loại rác được giữ lại ở song chắn rác và lưới chắn rác. Cặn rác có độ ẩm từ 85 ÷95%. Chứa từ 50 ÷ 80% là chất hữu cơ có mùi hôi thối. Có khả năng phân hủy.
  • Cát, bùn nặng, các hợp chất hữu cơ dính bám vào bùn cát được giữ lại ở bể lắng cát. Có kích thước lớn hơn 0.2mm, tỷ trọng cặn khô là 2.65. Cặn có độ ẩm từ 14 ÷ 35%, chứa 30 ÷ 50% cặn hữu cơ. Khối lượng thu được khoảng 30 lít trong 1000 m3 nước thải.
  • Dầu, mỡ và bọt nổi thu gom từ bề mặt nước trong hầm bơm, bể lắng cát, bể lắng I, bể Aerotank, bể lắng II… Bọt váng có độ ẩm từ 90 ÷ 98%. Hàm lượng chất hữu cơ lớn 95%. Tỷ trọng xấp xỉ bằng 1. Khối lượng thường dao động từ 0.75 lít đến 50 lít trong 1000 m3 nước thải.
  • Một phần cặn lơ lửng lắng được ở bể lắng I. Còn gọi là cặn tươi vì có chứa cặn vô cơ và nhiều cặn hữu cơ chưa bị phân hủy.
  • Cặn lắng ở bể lắng II. Chủ yếu là bùn hoạt tính hay màng vi sinh do công đoạn xử lý sinh học tạo ra. Khi nước thải đi qua các công trình sinh học.

NƯỚC THẢI SINH HOẠT

 

Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(05:32 25/05/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NITRITE VÀ NITRATE TRONG NƯỚC Nitrite và Nitrate trong nước. Công thức, nguồn gốc...
(01:08 10/02/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) TÁC HẠI CỦA NHIỄM MANGAN VÀ CÁCH XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MANGAN Tác hại...
(01:11 25/10/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Khử trùng nước thải là gì? Khử trùng nước thải là việc dùng các...
(01:36 09/02/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) CLO DƯ LÀ GÌ ? CÁCH KHỬ CLO DƯ TRONG NƯỚC   CLO DƯ...
(01:17 29/01/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ĐỘ pH CỦA NƯỚC Độ pH của nước. Thông thường trong các bảng kết...
(01:58 23/09/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU COLIFORM, E.COLI TRONG NƯỚC UỐNG Phân tích chỉ tiêu coliform,...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi