QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG – TẠI SAO CẦN THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ LAO ĐỘNG.
Quan trắc môi trường lao động. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức khỏe người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm. Sản phẩm phải an toàn, có đảm bảo an toàn thì mới tiến hành sản xuất.
Người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng hơn có thể mắc các bệnh nghề nghiệp tùy theo thời gian tiếp xúc và mức độ ô nhiễm tại nơi làm việc.
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Quan trắc môi trường lao động là một quá trình đo kiểm môi trường lao động, theo dõi và kiểm tra có chọn lọc theo hệ thống từ những chỉ số thành phần trong môi trường.
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ khoản 2, điều 18, Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Trên cơ sở đó, Công ty TNHH TMDV Tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng đã trang bị các thiết bị quan trắc, phân tích và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 để tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp đo đạc môi trường lao động.
Với phương châm “Luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp” hướng tới một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời mang lại lợi nhuận tối đa cho đơn vị.
VAI TRÒ CỦA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Dịch vụ quan trắc môi trường lao động được Công ty TNHH TMDV tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng cung cấp cho các quý khách hàng cùng các quý doanh nghiệp tạo ra với mục đích trợ giúp khách hàng rà soát lại, kiểm tra kỹ mọi thành phần trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp – nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất lao động hàng ngày của người lao động – tiến hành lập báo cáo đánh giá chi tiết cụ thể về thông số liên quan tới môi trường, đồng thời phát hiện kịp thời những sự cố phát sinh trong quá trình kiểm tra giám sát, từ đó đưa ra phương án tối ưu sửa chữa hay giải quyết tận gốc các vấn đề nảy sinh khi đo kiểm tra môi trường lao động.
Đồng thời,
Khắc phục, kiểm soát các yếu tố có hại phát sinh tại nơi làm việc nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Đồng thời trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ người làm việc khỏi các yếu tố có hại trong môi trường làm việc.
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI:
Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động”
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
KHÔNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG:
Trích từ Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
TẦN SUẤT THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Theo khoản 2, Điều 7 trong Nghị định 39/2016/NĐ-CP
Người sử dụng lao động phải chủ động lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần 1 năm, nghĩa là phải đo kiểm quan trắc môi trường lao động mỗi năm tối thiểu 1 lần; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Căn cứ pháp lý
Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên cũng như tạo được thiện cảm với khách hàng.
Quản lý được môi trường, an toàn lao động, giảm và tránh được nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động, tuân thủ theo quy định của thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, Ggảm gánh nặng làm việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước trong việc thanh, kiểm tra.
Bộ luật lao động
Điểm c, khoản 1, điều 138: Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc của cơ sở lao động để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Luật An toàn vệ sinh lao động
Khoản 4, Điều 16: luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Hằng năm hoặc khi cần thiết đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, đô đạc, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp khắc phục về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, khắc phục và giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Điều 18: Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
ĐƠN VỊ NÀO BẮT BUỘC PHẢI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tất cả các cơ quan, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp dệt – may, công nghiệp gỗ, chăn nuôi, thực phẩm, công nghiệp sắt thép, công nghiệp điện tử, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện… có sử dụng lao động đều phải quan trắc môi trường lao động.
CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI CẦN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu đầy đủ về nguyên tắc thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động là Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại đã được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được quy định trong các văn bản của Bộ lao động thương binh xã hội, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Được quy định tại Phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP., trong hồ sơ này mình sẽ xác định các vị trí cần quan trắc, số lượng mẫu và các loại mẫu cần quan trắc.
Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động thông thường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi mịn, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại và nhóm yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ergonomics.
Nhưng tập trung lại được phân thành các nhóm sau:
- Nhóm yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.
- Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)
- Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn…
- Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất độc hại.
- Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
- Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
- Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
- Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bước 1: Tiếp nhận thông tin được doanh nghiệp cung cấp, khảo sát thực tế và báo giá.
Bước 2: Hai bên thống nhất hợp đồng. Và sắp xếp thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Bước 3: Tiến hành đo quan trắc môi trường lao động.
Bước 4: Tiến hành phân tích đánh giá kết quả quan trắc môi trường lao động.
Bước 5: Hoàn thiện, trả Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động (nếu có). Và Hồ sơ QTMTLĐ cho doanh nghiệp. Đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp.
Hoàn thành quy trình đo kiểm QTMTLĐ trong vòng 15 ngày. Có thể nhanh hơn theo yêu cầu của quý khách hàng và phương pháp thực hiện.
THỜI GIAN THỰC HIỆN QTMTLĐ
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Gửi các báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Và QTMTLĐ về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Nơi cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở chính và nơi làm việc việc như sau:
- Báo cáo Sở Lao động- thương binh và Xã hội. Về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
- Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác QTMTLĐ tại cơ sở.
NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Chúng ta xem xét các yếu tố trong QTMTLĐ gồm:
Đo, kiểm tra môi trường lao động các yếu tố:
– Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu. Bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt.
– Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý. Bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại.
– Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp. Bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi.
– Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my. Đánh giá gánh nặng lao động thể lực. Đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.
– Các loại bụi: Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng.
– Các yếu tố hóa học: NOx, SO2, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng – toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.
Lập hồ sơ vệ sinh lao động:
Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016
Đánh giá, dự báo các tác động của môi trường đến sức khỏe con người. Và kiến nghị các giải pháp khắc phục.
Đo đạc lấy mẫu phân tích đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu và khắc phục
TẠI SAO NÊN QTMTLĐ BỞI TÂN HUY HOÀNG?
– Công ty đã được công nhận năng lực về hoạt động quan trắc môi trường
– Nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của dự án và quy định
– Hệ thống phòng thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định
– Kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án trên khắp đất nước.
– Bộ phận chuyên trách, tư vấn được đào tạo chuyên sâu, kinh nghiệm hướng dẫn tận tình 24/7.
– Cung cấp thông tin đa dịch vụ hỗ trợ, giúp đơn vị tiết kiệm tối ưu nhất.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
CN3: Đường huyện 87, Ấp Bình Phong, Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang