TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

RÁC THẢI ĐIỆN TỬ – MỐI NGUY HẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

747 Lượt xem

RÁC THẢI ĐIỆN TỬ – MỐI NGUY HẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

Rác thải điện tử – mối nguy hại và một số giải pháp xử lý

RÁC THẢI ĐIỆN TỬ

 

Rác thải điện tử là gì?

Rác thải điện tử (RTĐT) là một nhóm chất thải đặc thù phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình và các văn phòng, công sở… Đó là các thiết bị điện, điện tử bị hỏng không còn khả năng phục hồi hoặc đã không được sử dụng do lỗi mốt.

 

Rác thải điện tử gồm những gì?

Máy tính, tivi cũ, hỏng hoặc đã lỗi mốt, không sử dụng nữa:

Các đồ gia dụng cũ, hỏng:

Các loại đồ chơi điện , điện tử, đồ chơi trẻ em có vi mạch điều khiển:

Các loại pin đã qua sử dụng:

Các vi mạch, bo mạch điện tử từ các thiết bị điện, điện tử cũ

Các phụ kiện công nghệ cũ (tai nghe, cáp, sạc pin, usb, loa, máy nghe nhạc, điều khiển….):

Các đồ dùng, thiết bị điện, điện tử khác đã qua sử dụng hoặc hư hỏng:

RTĐT rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, rác thải điện tử đang tăng lên một cách nhanh chóng.

Theo báo cáo từ Liên hợp quốc, mỗi năm trái đất gánh thêm khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử, trong đó chỉ có 20% là được đưa vào tái chế. Nếu không có sự can thiệp và hạn chế rác điện tử từ các quốc gia thì tổng lượng rác thải sẽ tăng lên gấp bội vào năm 2050, khoảng 120 triệu tấn/ năm.

 

TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI ĐIỆN TỬ

 

Tác hại đối với môi trường

Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ môi trường Sillicon Valley Toxics Coalition (trụ sở tại San Jose, California, Mỹ) và các nhà khoa học, các kim loại nặng và hóa chất trong rác điện tử thường gặp là:

Bari, đồng, niken; berili (trong các bo mạch chủ), cadmium (trong điện trở và chất bán dẫn); crom (trong đĩa mềm); chì (trong pin, màn hình máy tính) hay thủy ngân (trong đèn huỳnh quang, pin, nhiệt kế, một số sản phẩm y tế)… Các chất độc hại này đều có thể ngấm vào đất, nguồn nước, phát tán vào không khí gây ra ô nhiễm.

Khi các thiết bị điện tử vừa mới được sản xuất và trong quá trình sử dụng, các chất trong thiết bị không gây hại cho con người.

Việc tích trữ rác điện tử ở các cơ sở thu mua phế liệu không đảm bảo điều kiện bảo quản, dưới tác động của mưa, nắng, bị va đập… ở nơi chứa rác thải, các chất có hại bị phơi ra ngoài không khí, bị phóng thích ra môi trường sống bằng nhiều cách như hòa vào nước mưa, các hạt kim loại nhỏ di chuyển dần trong đất, thấm vào nguồn nước ngầm.

Một số kim loại, hóa chất dễ bay hơi thì có thể bốc hơi dưới tác động của nắng gắt. Mặt khác, các kim loại, hóa chất có sẵn trong các sản phẩm hư hỏng có thể tác động lẫn nhau và kết hợp với không khí, nước, gây ra các phản ứng hóa học tiêu cực, tạo ra các hóa chất khác độc hại hơn đối với môi trường và sức khỏe con người.

Trong quá trình xử lý rác điện tử không đúng quy cách, các kim loại có thể phân tách thành những phân tử nhỏ hơn, mang hóa chất độc hại hòa vào không khí, nước mưa và nhiễm độc cả khu vực.

Đốt cháy rác thải điện tử một cách bừa bãi, làm khí đốt độc hại lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong đó có cả chất thải dioxin rất dễ gây ra quái thai, dị tật đối với thai nhi. Các lò đốt rác thô sơ cũng thải ra nguồn nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng.

Nước thải công nghiệp và nước rỉ ra từ bãi rác điện tử có thể hòa vào nước ngầm, nước ao, hồ, sông ngòi gây ra ô nhiễm. Nước và không khí cũng dần dần vận chuyển các hóa chất, kim loại nặng từ rác điện tử từ khu vực quanh bãi rác ra môi trường rộng lớn hơn.

 

Tác hại đối với sức khỏe con người

Hiện nay có khá nhiều người trực tiếp thu gom rác điện tử, thường là những người dân nghèo và cả trẻ em không có đủ kiến thức về tác hại của các chất có trong rác.

Họ sử dụng tay trần hoặc bao tay không đúng quy cách để chia nhỏ thiết bị thành các phần nhỏ. Quá trình này có thể khiến những kim loại, hóa chất độc ngấm vào cơ thể, gây ra các bệnh về da, hô hấp, nhiễm độc cơ thể thậm chí ung thư và suy giảm nhận thức.

Bên cạnh những người trực tiếp làm nghề thu gom, xử lý rác,

Mỗi người sống quanh khu vực bãi rác điện tử thậm chí là mỗi chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân chịu tác động của kim loại nặng và chất độc trong rác thải điện tử.

Nguồn đất, nước, không khí quanh khu vực chứa hoặc đốt, xử lý rác thải điện tử có thể ô nhiễm lâu dài và những loài thực vật, động vật sống trong khu vực có thể bị phơi nhiễm, dần dà gây ảnh hưởng lên cả chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.

Thủy ngân rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống hoặc hít thở và nó sẽ gây hại đến não, thận, hệ thống sinh sản…

Trong đó, thủy ngân ở dạng không khí là nguy hiểm nhất, khả năng nhiễm độc cao nhất. Chúng sẽ được hít vào phổi qua thẩm thấu oxy và niêm mạc, từ đó xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho hay:

“Thủy ngân cũng như các kim loại khác, khi vào cơ thể, khả năng đào thải rất thấp. Khi nhiễm độc thủy ngân, chúng ta không có hy vọng chúng thải ra nhanh chóng, đa phần tích lũy trong tủy xương rất lâu”.

Đối với kim loại chì,

Chỉ cần một lượng nhỏ là đã có ảnh hưởng nặng nề đến cơ thể, nó sẽ có xu hướng thay thế các kim loại có lợi trong cơ thể như chiếm chỗ của canxi trong xương gây thiếu canxi, mục xương, hoặc thay thế sắt trong máu… làm rối loạn các phản ứng sinh hóa, gây còi xương hoặc chậm lớn ở trẻ…

Khi bị nhiễm kẽm, người bệnh sẽ có biểu hiện như nôn nhiều hoặc chảy máu đường ruột, giảm mức phản xạ tự nhiên và đôi khi bị tê liệt.

Khi cơ thể bị nhiễm chất cadmium sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, thậm chí ung thư như ung thư phổi, tăng nguy cơ gây dị dạng ở thai nhi khi mang thai

 

GIẢI PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức về tổng lượng RTĐT phát sinh tại Việt Nam, tuy nhiên, theo dòng chảy từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển, qua cả con đường hợp pháp và phi pháp, cộng với lượng RTĐT nội sinh đã khiến Việt Nam phải đối mặt và tập trung tìm giải pháp hiệu quả để xử lý bài toán này.

Ngoài RTĐT truyền thống, các tấm quang điện mặt trời (PV), pin xe điện (EV) thải đang là thách thức lớn khi mà điện năng lượng mặt trời và các phương tiện giao thông chạy điện được khuyến khích sử dụng.

Bên cạnh đó, lượng RTĐT được nhập khẩu dưới dạng phế liệu hoặc máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có xu hướng tăng mạnh kể từ khi lệnh cấm nhập khẩu chất thải của Trung Quốc có hiệu lực năm 2018.

Đáng chú ý,

RTĐT ở Việt Nam được xếp vào nhóm chất thải nguy hại và từ năm 2013, các thiết bị điện – điện tử thải bỏ được nhận định là 1 trong sáu nhóm sản phẩm phải thu hồi, xử lý, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể việc quản lý RTĐT.

Trước đây,

hoạt động thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý RTĐT tại Việt Nam có sự tham gia của hai khu vực phi chính thức (những người thu gom đồng nát, cơ sở ve chai/phế liệu, cửa hàng dịch vụ, làng nghề)

Và chính thức (cơ sở xử lý chất thải nguy hại được Bộ TN&MT cấp phép hoạt động), trong đó chủ yếu vẫn là thông qua các cá nhân một cách không chính thức rồi tập kết về làng nghề để tái chế.

Tuy nhiên,

Những cơ sở tái chế này đều nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Kỹ thuật phổ biến là hỏa luyện, thủy luyện, công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và môi trường…

Những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về RTĐT được quan tâm hơn. Nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015. Quy định việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;

Quyết định số 491/2018/QĐ-TTg ngày 7/5/2018. Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia. Về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025. Tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó quy định đến năm 2025, 100% nhà sản xuất thiết bị điện tử. Phải thiết lập, công bố các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật…

Tuân thủ những quy định trên. Nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các mô hình thu gom pin, RTĐT hiệu quả.

Tuy nhiên,

Việc thu gom, xử lý RTĐT của nước ta vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Nguyên nhân của sự bất cập này là do lỗ hổng trong các quy định hiện hành. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật. Yêu cầu các doanh nghiệp (DN) sản xuất có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình. Nhưng chưa có quy định cụ thể về số lượng các điểm thu hồi, tỷ lệ sản phẩm mà DN phải thu hồi

Nên việc thực hiện chủ yếu trông chờ vào sự tự giác của DN.

Bên cạnh đó,

Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách nghiêm túc; Chưa có bãi tập kết RTĐT riêng… Vì vậy, về mặt quản lý nhà nước. Việt Nam cần có mạng lưới thu gom RTĐT hiệu quả hơn. Thực hiện bởi những đơn vị có chuyên môn.

Ví dụ như các thiết bị điện, điện tử (laptop, điện thoại, ti vi, đầu đĩa, máy ảnh…). Thải bỏ phải được chuyển đến trung tâm xử lý chất thải độc hại. Để phân loại, tháo dỡ, bóc tách linh kiện theo từng mục đích có thể tái sử dụng; Những linh kiện không còn giá trị sử dụng thì đưa đi phân hủy trong quy trình khép kín,

Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Về phía chính quyền địa phương. Cần rà soát những cơ sở tái chế chưa có giấy phép hoạt động. Và hướng dẫn thủ tục cấp phép kịp thời. Tránh bị xử phạt hoặc buộc dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Có thể nói,

Rác thải điện tử đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Đối với môi trường và sức khỏe, đời sống con người. Loại rác thải này rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng. Để có thể xử lý một cách triệt để hơn.

Mặt khác, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong phân loại rác; Bảo quản và sử dụng hợp lý. Để kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm điện tử. Nhằm giảm bớt rác thải điện tử ra môi trường.

Thu gom, tái chế thiết bị điện, điện tử phế thải một cách thích hợp. Chính là chìa khóa để bảo vệ môi trường và giảm lượng phát thải gây hại cho khí hậu.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

Bài viết khác
(01:31 03/12/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) KIM LOẠI SELEN Kim loại selen   1. Kim loại Selen là gì ? ...
(01:32 27/03/2024)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG Tầm quan trọng của việc thực hiện quan...
(01:59 15/06/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) VẬT LIỆU ĐỆM TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI Vật liệu đệm trong xử lý...
(01:25 17/07/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) PHENOL LÀ GÌ? Phenol là gì?   Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm...
(02:09 20/09/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI – VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM Công trình xử...
(06:41 11/01/2020)
Đánh giá post Tại sao phải quan trắc môi trường định kỳ tại Đồng Nai? Đồng Nai là tỉnh công nghiệp nằm...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi