TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

TÁC HẠI CỦA CHÌ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

706 Lượt xem

TÁC HẠI CỦA CHÌ – CHÌ LÀ GÌ?

  • Tác hại của chì. Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82. Chì có hóa trị phổ biến là II, có khi là IV. Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.
  • Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinhvà gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương. Nhiễm độc chì đã được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại, và Trung Quốc cổ đại.

 

Tính chất vật lý của chì

  • Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có tính dẫn điện kém so với các kim loại khác. Chì có tính chống ăn mòn cao, và do thuộc tính này, nó được sử dụng để chứa các chất ăn mòn (như axit sulfuric). Do tính dễ dát mỏng và chống ăn mòn, nó được sử dụng trong các công trình xây dựng như trong các tấm phủ bên ngoài các khới lợp. Chì kim loại có thể làm cứng bằng cách thêm vào một lượng nhỏ antimony, hoặc một lượng nhỏ các kim loại khác như calci.
  • Chì dạng bột cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh. Giống như nhiều kim loại, bộ chì rất mịn có khả năng tự cháy trong không khí.

 

CHÌ CÓ NGUỒN THẢI TỪ ĐÂU?

  • Tồn tại trong nước tự nhiên:  Trong thạch quyển (lớp rắn vỏ trái đất sâu 16 km), chì có hàm lượng 1,6.10-4% khối lượng. Như vậy, chì có nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nói chung và nước tự nhiên nói riêng không đáng kể. Trong nước tự nhiên người ta chỉ tìm thấy nồng độ chì ở dạng vết, thông thường dưới 5ppb.
  • Trong hoạt động sản xuất công nghiệp: chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu.
  • Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông.
  • Nhìn những thỏi điện cực xám xịt được chế tạo từ chì người ta cứ nghĩ chì là một kim loại xám ngoét, đen sì. Nhưng thực tế chúng ta đã nhầm. Chì là một kim loại vô cùng đẹp. Chúng có màu trắng xanh trông rất bắt mắt còn khi được nung chảy thì nó có màu trắng vàng crôm đến huy hoàng. Nó là một kim loại được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Đó là bởi vì những đặc tính đáng quý của nó.
  • Chì là một kim loại nặng, có màu đẹp, dễ tạo hợp chất với chất tạo màu khác. Nó là kim loại mềm, dễ uốn, dễ kéo dài, nhưng nó lại có khả năng chịu được mài mòn, chống ăn mòn.

Nó còn có tác dụng ngăn cản sự xuyên qua của những tia bức xạ, tia phóng xạ. Vì thế mà chì đã và đang là một kim loại được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Vì là một kim loại chống ăn mòn nên nó được dùng rất rộng rãi và gần như độc quyền trong lĩnh vực chế tạo ắc quy ôtô, xe máy, chế tạo các thiết bị điện phân, sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện phân chế tạo nước tẩy rửa công nghiệp và ngành công nghiệp đóng tàu.

Về độ phổ dụng ở khía cạnh này, nó chiếm trên 50% ứng dụng trong đời sống. Chì có khả năng chống mài mòn nên nó được dùng trong ngành công nghiệp xây dựng, chế tạo các loại thép có khả năng uốn cong và không bị phá huỷ bởi môi trường.

  • Vì chì là kim loại có khả năng chống nổ trong các hỗn hợp xăng dầu nên người ta trước đây đã thêm vào hợp chất chì vào trong xăng để chống nổ khi động cơ hoạt động. Nó là kim loại được dùng trong ngành hoá dầu. Vì là một kim loại mềm, dễ dát mỏng, dễ nóng chảy nên chì được dùng nhiều trong công nghiệp hàn,công nghiệp chế tạo bán dẫn như hàn thiếc, chế tạo vi mạch máy tính điện tử, màn hình tivi…
  • Trong lĩnh vực y dược học, chì được ứng dụng trong chế tạo dược dưới dạng chì axetat, làm tường chống phóng xạ vì chì chống tia phóng xạ lọt qua, làm tường ngăn tia trong các phòng chụp Xquang.

Tác hại của chì

 

TÁC HẠI CỦA CHÌ ĐẾN SỨC KHOẺ:

  • Chì là một độc chất tích lũy gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể và đặc biệt gây hại cho trẻ nhỏ.
  • Nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ ước tính có tới 600.000 trường hợp gây dị tật trí não ở trẻ mỗi năm.
  • Nhiễm độc chì ước tính có tới 143.000 trường hợp tử vong mỗi năm đang là gánh nặng, nhất là ở khu vực đang phát triển.
  • Nhiễm độc chì ước tính chiếm 4% gánh nặng toàn cầu gây bệnh nhồi máu cơ tim và 5% gánh nặng đột quỵ.
  • Khoảng một nửa gánh nặng bệnh tật từ chì xảy ra ở vùng Đông Nam Á, với khoảng 1/5 ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
  • Chì trong cơ thể được phân bố ở não, gan, thận và xương. Nó được tích trữ trong răng và xương theo thời gian. Sự phơi nhiễm chì ở người được đánh giá qua lượng chì trong máu.
  • Chưa có mức độ phơi nhiễm chì nào được xem là an toàn.
  • Nhiễm độc chì hoàn toàn có thể phòng ngừa.
  • Chì là một kim loại gây độc tự nhiên được tìm thấy trong vỏ trái đất. Việc sử dụng chì phổ biến gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường rộng rãi, nhiễm độc chì ở người và các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
  • Các nguồn gây ô nhiễm môi trường gồm có khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế, và ở một số nước, tình trạng sử dụng liên tục sơn pha chì và xăng pha chì. Hơn ¾ lượng chì tiêu thụ trên toàn cầu được dùng cho sản xuất ắc-quy chì – axit sử dụng cho xe có động cơ. Ngoài ra, chì còn được sử dụng cho nhiều sản phẩm khác, như bột màu, sơn, hàn, kính màu, bình pha lê, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi và trong một số mỹ phẩm và các loại thuốc truyền thống.
Nước uống được dẫn từ các đường ống chứa chì hay nước sơn ống chứa chì thì cũng có thể nhiễm chì. Phần lớn chì từ các sản phẩm thương mại toàn cầu hiện nay được thu hổi tái chế.
  • Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ chịu ảnh hưởng độc hại từ chì và có thể bị tác động nghiêm trọng và lâu dài, đặc biệt tác động đến sự phát triển trí não và hệ thần kinh. Chì cũng có thể gây tác hại lâu dài ở người lớn, như tăng nguy cơ huyết áp cao và suy thận. Nhiễm độc chì ở phụ nữ mang thai với mức cao có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và nhẹ cân, cũng như các dị tật nhỏ.
  • Cho dù bạn hít, nuốt hay hấp thụ chì thì ảnh hưởng của chì đối với cơ thể là như nhau. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ lượng chì nhiều hơn khi hít thở.
  • Khi vào trong cơ thểm chì được hấp thụ và lưu trữ trong xương, máu và các mô. Chì không ở lại mãi mãi mà được lưu trữ trong cơ thể như một nguồn tiếp xúc nội bộ liên tục.
  • Khi bị nhiễm vào cơ thể người, 90% chì gắn vào các hồng cầu, lắng đọng trong xương dưới dạng chì phosphate và được chuyển hóa tương tự như con đường chuyển hóa canxi. Chì có tác dụng ức chế enzyme porphobilinogen synthase và ferrochelatase, ngăn cản sự tạo thành porphobilinogen và sự gắn của sắt vào protoporphyrin IX, bước cuối cùng của sự tổng hợp heme của hemoglobin.

Tác hại của chì

Điều này làm cho sự tổng hợp heme kém hiệu quả và gây thiếu máu hồng cầu nhỏ (microcytic anemia). Ở mức độ thấp hơn,  chì tác động tương tự như canxi, gây cản trở sự dẫn truyền thần kinh, là một trong số các nguyên nhân cản trở nhận thức. Nhiễm độc chì cấp có thể được điều trị bằng disodium calcium edetate: sự tạo phức với canxi của muối disodium của ethylene-diamine-tetracetic acid (EDTA).

Chất tạo phức này có ái lực với chì lớn hơn với canxi nên sự tạo phức với chì sẽ chiếm ưu thế, chất tạo phức với chì sẽ được đào thải ra nước tiểu . Khoảng 10% chì tồn tại dưới dạng ion và được bài tiết qua nước tiểu và phân trong thời gian vài tuần sau khi bị phơi nhiễm.

  • Khi bị hít hay nuốt phải, sự nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ quan của cơ thể như hệ thần kinh, nội tiết, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản, phát triển và xương khớp. Ngay cả ở các nồng độ thấp, chì cũng có thể gây ra những tổn thương không thể đảo ngược nhưng có thể không biểu hiện các triệu chứng lâm sàng.
Ở trẻ sơ sinh, chì có thể gây suy giảm vĩnh viễn nhận thức, rối loạn hành vi và chậm phát triển. Sự phơi nhiễm với chì có thể gây suy nhược, thiếu máu, buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày, suy thận, hệ thần kinh, rối loạn chức năng sinh sản. Chì có thể được truyền từ mẹ sang thai và có thể gây sẩy thai hoặc đẻ non.
  • Trong quá khứ, chì đã được sử dụng trong các loại sơn, xăng dầu, đường ống nước và các sản phẩm gia dụng khác như đồ chơi trẻ em. Sơn tường có chì có thể gây ô nhiễm chì trong nhà và môi trường xung quanh nhà. Theo Cục An toàn nghề nghiệp và sức khỏe Hoa Kỳ (Occupational Safety and Health Administration: (OSHA), giới hạn mức độ chì cho phép tiếp xúc ở nơi làm việc là 0,005 mg/m3 không khí trong 8 giờ/ ngày. Ở mức độ chì 100 mg/m3 không khí, chì gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự sống ngay lập tức.

 

TÁC HẠI CỦA CHÌ – CHÌ VÀO CƠ THỂ BẰNG CÁCH NÀO

 

Qua đường hô hấp

  • Người bệnh hít phải bụi, không khí, khói, hơi có chì.
  • Trẻ em dễ nhiễm độc hơn. Do diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp. Và thể tích khí hít thở cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ lớn hơn. Ngoài ra tốc độ lắng đọng chì ở phổi của trẻ em. Cũng cao hơn gấp 2,7 lần so với người lớn.

 

Tác hại của chì qua đường tiêu hoá

  • Nhiễm chì quan ăn uống, do bàn tay chưa được vệ sinh đưa lên miệng.
  • Trẻ em ngậm, mút các đồ vật có chì. Trẻ em hấp thụ chì trong thức ăn lên tới 40-50% nhưng người lớn chỉ hấp thu 10-15%.
  • Nếu người bệnh có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Thì hấp thụ chì qua đường tiêu hoá sẽ tăng lên.

 

 Qua da

  • Ô xít chì được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp. Có thể bị hấp thụ dễ dàng qua da.
  • Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn. Nên khả năng hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.

 

 Qua nhau thai, sữa mẹ

  • Chì có thể gây độc cho thai nhi thông qua nhau thai. Nồng độ chì trong máu của con bằng khoảng 80% nồng độ chì trong máu của mẹ.
  • Ngoài ra chì có thể gây độc cho con qua sữa mẹ. Nhưng thông tin về con đường này chưa đầy đủ.

 

TÁC HẠI CỦA CHÌ – PHÒNG NGỪA NHIỄM ĐỘC CHÌ NHƯ THẾ NÀO?

  • Tác hại của chì. Trong lao động, chúng ta cần giữ vệ sinh lao động, không được tiếp xúc trực tiếp với chì. Trong nhà máy, xí nghiệp có sử dụng chì. Bắt buộc chúng ta phải thực hiện chế độ thông hơi tốt. Sử dụng các máy hút hơi, hút mùi, lấy không khí từ bên ngoài vào. Để làm loãng nồng độ chì trong khí thở. Không quá 10µg/l chì trong khí thở. Hay trong môi trường lao động là tiêu chuẩn đạt độ an toàn.
  • Trong công nghiệp nấu chì, người lao động bắt buộc phải đeo khẩu trang. Vì lúc này chì đã nóng chảy và có thể bay hơi. Nếu không đeo khẩu trang, người bệnh sẽ hít phải hơi chì. Và có thể xảy ra các nhiễm độc cấp tính.
  • Trong quá trình lao động, tuyệt đối không ăn uống ở nơi lao động. Vì sẽ có nguy cơ ăn phải thực phẩm nhiễm chì, hít phải hơi chì. Cần thiết phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động. Dù chỉ đi vào công trường 30 phút. Không được để chung quần áo lao động với quần áo sinh hoạt tại nhà. Sau lao động cần tắm ngay để loại bỏ chì trên da.
  • Những người làm việc trong môi trường có chì. Cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng 1 lần. Với những người làm việc mà độ chì cao. Thì cần được kiểm tra 3 tháng 1 lần. Nhằm để phát hiện những tổn thương mới nhất. Ở giai đoạn này, có thể điều trị phục hồi hoàn toàn.
  • Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn đang sử dụng những đồ gia dụng có chứa chì. Như gốm sứ có màu sặc sỡ, sơn, vecni. Vì thế mà không nên lạm dụng. Những đồ gốm sứ gia công, chế tác đơn giản. Vì không thể loại bỏ tạp chất. Không nên sử dụng những đồ gốm sứ chứa nhiều chì trong tráng men như gốm sứ Trung Quốc.

Đặc biệt những màu sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam. Có khả năng cao chứa chì. Không sử dụng các loại bát ăn cơm có viền men ở miệng bát. Vì như vậy có nguy cơ ăn phải chì. Với nhà có trẻ em, không cho trẻ mút mát các đồ chơi có màu, các đồ chơi Trung Quốc. Vì dễ làm trẻ “mút” phải chì mà bố mẹ không biết.

 

Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(01:54 30/07/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG  –  CẤP ĐỔI, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI, THU HỒI Giấy...
(12:36 22/10/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) MƯA AXIT LÀ GÌ? Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có...
(01:42 20/04/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) XÁC ĐỊNH KIM LOẠI TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ...
(01:46 24/03/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) 1. Giấy phép môi trường là gì? Giấy phép môi trường là gì? Theo...
(01:11 04/05/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) SỰ SUY GIẢM OZON Sự suy giảm ozon bao gồm hai sự kiện liên...
(12:31 05/07/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?   Báo cáo đánh...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi