TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

BENZEN VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG

778 Lượt xem

NGUỒN GỐC CỦA BENZEN

Benzen phát thải trong môi trường bằng con đường tự nhiên và nhân tạo(công nghiệp), trong đó nguồn nhân tạo là chủ yếu và quan trọng nhất.

Phát thải benzen vào trong không khí chủ yếu là do hơi xăng dầu, khói xe, các sản phẩm hóa học…theo thống kê của viện môi trường Mỹ (EPA) mỗi năm toàn nước Mỹ thải ra khoảng 3400 tấn vào không khí(thống kê năm 1989). Theo đánh giá của viện độc chất học, đến năm 1993 thì nước Mỹ thải ra khoảng 4600 tấn từ hoạt động sản xuất và các ứng dụng khác. Từ đó cho thấy nhu cầu về benzen ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất công nghiệp và lượng phát thải đó càng ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

 

Môi trường không khí

Benzen được thải vào trong không khí từ nguồn tự nhiên và nhân tạo. Nguồn tự nhiên gồm sự rò rỉ dầu thô, cháy rừng…. Nguồn nhân tạo bao gồm khói thuốc lá, khí thải từ nhà máy, khói thải từ xe cộ, nhiên liệu dùng để chạy động cơ và sự phát thải công nghiệp.

BENZEN

 

Những nguồn gây ô nhiễm điển hình là từ các lò luyện kim, các nhà máy nhiệt điện dùng than cốc làm nhiên liệu đốt. Ngoài ra còn có thể kể đến các nhà máy hóa dầu, các lò luyện kim, công nghiệp xăng dầu,….

 

Môi trường nước

Phát sinh trong môi trường nước do các loại nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc qua xử lý nhưng hiệu quả không cao, nước rỉ rác, sự rò rỉ dầu ở các thùng chứa hay các thùng chứa ngầm dưới đất, từ các sự cố trong quá trình vận chuyển, các sản phẩm hóa học.

 

Môi trường đất

Các chất thải công nghiệp, các thùng chứa bị thải bỏ, rò rỉ dầu từ các bòn ngầm trong đất là nguyên nhân phát sinh benzen trong đất. theo thống kê năm 1993, toàn nước Mỹ thải vào môi trường đất khoảng 364 pound benzen chiếm tỉ lệ 3,6%.

Benzen thâm nhập vào môi trường đất chủ yếu thông qua dạng dung dịch, dạng hòa tan trong các dung môi. Tuy nhiên do tính chất bay hơi mạnh của benzen nên không có hiện tượng tích tụ benzen trong đất như các hợp chất khác. Do đó ảnh hưởng benzen đối vi sinh vật trong đất thường chỉ xảy ra trong giai đoạn ngắn

 

NG DỤNG CỦA BENZEN

Benzen được sử dụng rộng rãi như một dung môi, nhưng sử dụng này đang giảm ở các nước phát triển nhất; nó đại diện cho < 2% sử dụng hiện tại. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng như một dung môi trong khoa học các phòng thí nghiệm, sơn công nghiệp, xi măng cao su, keo dán, sơn tẩy, đại lý tẩy dầu mỡ, sản xuất da nhân tạo và các sản phẩm cao su, và trong ngành công nghiệp giày.

Benzen có vai trò quan trọng trong thực tế, là nguyên liệu chính để sản xuất các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu…

Benzen được dùng  để tổng hợp các monome trong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi (chẳng hạn polistiren, cao su buna-stiren, tơ capron).

Từ benzen người ta điều chế ra nitrobenzen,  anilin, phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại,…Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen)

BENZEN

 

CÁC CON ĐƯỜNG NHIỄM ĐỘC BENZEN VÀO CƠ THỂ

Sự hấp thụ benzen vào cơ thể theo ba con đường chính là qua hệ thống hô hấp, qua da và qua đường tiêu hóa.

 

Qua hô hấp

Con người bị nhiễm độc benzen chủ yếu thông qua đường hô hấp.Do khả năng bay hơi nhanh nên nên khi thoát ra ngoài môi trường một lượng lớn benzen sẽ khuếch tán vào trong không khí. Khi hít thở không khí ô nhiễm benzen, chúng sẽ đi vào phổi và được hấp thụ vào máu. Không khí ở những nơi có mật độ giao thông cao và ở những vùng sản xuất và phân phối các hóa chất giàu benzen thường có nồng độ benzen cao hơn so với nhiều nơi khác. Nhiều nghiên cứu về sự nhiễm độc benzen qua đường hô hấp đã được thực hiện trên cơ thể động vật và ngay trên cơ thể người.

 

Qua da

Do có khả năng hấp thụ benzen khi tiếp xúc: benzen sẽ xâm nhập qua da để đi vào cơ thể. Các nghiên cứu thực hiện trên da người và động vật đã khẳng định khả năng hấp thụ xuyên qua da của benzen.

Da không những hấp thụ benzen khi tiếp xúc ở dạng  lỏng mà còn hấp thụ ngay cả ở dạng khí.

 

Qua tiêu hóa

Mặc dù benzen đã được phát hiện trong một số thực phẩm, các dữ liệu đánh giá về sự phơi nhiễm độc chất qua chuỗi thực phẩm là rất hiếm.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA BENZEN

Mức độ nguy hiểm đối với con người.

Hầu hết chúng ta đều tiếp xúc với lượng nhỏ benzen trong đời sống hằng ngày. Chúng ta tiếp xúc benzen ngoài trời, ở nơi làm việc và thậm chí trong nhà. Con đường tiếp xúc với benzen phổ biến là qua việc hít thở không khí có chứa benzen. Nguồn benzen tiếp xúc chủ yếu là từ khói thuốc lá, hơi từ các trạm xăng, khí thải xe và khói bụi từ các cơ sở công nghiệp. Các loại khí, hơi có chứa benzen chẳng hạn như keo hồ, thuốc tẩy, sơn đồ làm bằng sáp cũng là các nguồn ô nhiễm mà ta thường tiếp xúc. Khí thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp chiếm 20% tổng lượng benzen ta hấp thụ, 50% là từ thuốc lá và các cơ sở sản xuất thuốc lá.

Trung bình một người hút thuốc lá (32 điếu trong một ngày) tiếp nhận khoảng 1,8mg benzen trong một ngày gấp 10 lần những người không hút thuốc lá. Mức tiêu chuẩn benzen trong không khí là khoảng từ 2,8 đến 20 pbp tức 8,4 đến 60µg/m3. Những người sống ở thành thị và các khu công nghiệp tiếp xúc với benzen trong không khí cao hơn hẳn những người sống ở khu vực nông thôn. Mức benzen ở trong nhà thường cao hơn so với ngoài trời.

Những người sống ở các khu vực nguy hại-các nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu hay các trạm xăng dầu sẽ tiếp xúc cao với benzen trong không khí. Hầu hết chúng ta tiếp xúc với benzen thông qua thực phẩm, nước uống không cao bằng so với không khí. Các loại nước uống thường chứa benzen thấp hơn 0,1 pbp. Benzen thường tách ra với nước, chất lỏng hay rượu. Sự rò rỉ từ các thùng chứa dầu, bãi chôn lấp rác, và các khu vực chứa chất thải benzen độc hại là nguyên nhân làm bẩn nguồn nước sạch. Sự nhiễm độc benzen của con người với môi trường nước có thể thông qua nước uống, các loại thực phẩm được làm có tiếp xúc với nước. Thêm vào đó, sự tiếp xúc với benzen trong môi trường có thể xảy ra khi con người tiếp xúc với nước mưa, tắm giặt hay nấu ăn từ nước nhiễm bẩn.

Những ngành nghề đặc biệt trong công nghiệp tạo ra hay sử dụng các chất chứa benzen hoặc sử dụng trực tiếp benzen có thể làm nhiễm bẩn môi trường với mức độ cao. Có đến 238.000 người Mỹ làm trong những ngành nghề trực tiếp tiếp xúc với benzen. Những ngành nghề như sản xuất benzen (hóa dấu, lọc dầu, than đá, than cốc, sản xuất hóa chất), sản xuất vỏ và ruột xe, các bao bì hay là việc vận chuyển các container  xăng dầu và benzennzene. Những công nhân có mức tiếp xúc với benzen đứng thứ hai đó là những thợ luyện thép, thợ in, công nhân cao su,công nhân sản xuất giày da, nhân viên phòng thí nghiệm, lính cứu hỏa, nhân viên bán xăng dầu.

 

Ảnh hưởng lên hệ hô hấp.

Benzen tác động lên hệ hô hấp của con người sau khi hít phải. Khi hít phải benzen khoảng 60ppm, người ta sẽ cảm thấy khó thở, nhịp thở không đều,  màng nhầy mũi bị kích thích, cổ họng đau rát. Tình trạng sẽ càng trầm trọng nếu tiếp tục làm việc trong môi trường có nhiễm benzen. Bệnh nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng xuất huyết phổi, phù phổi, viêm phế quản, viêm cuống phổi, viêm thanh quản,viêm cuống phổi…

Quá trình gây bệnh chủ yếu do benzen tương tác với các tế bào,các mô gây ra hiện tượng ngộ độc. Quá trình phơi nhiễm qua đường hô hấp như thế này là thường xảy ra đối với những người thợ làm trong các ngành chế biến dầu, tiếp xúc với các hàng hoá có chứa benzen. Mức độ nhiễm độc gây bệnh về đường hô hấp xảy ra khi nồng độ benzen hiện diện cỡ vài chục ppm.

 

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Khi nhiễm độc benzen, nó sẽ tác làm rối loạn các cơ chế miễn dịch của cơ thể. Đầu tiên benzen sẽ thâm nhập vào các dịch sống của hệ miễn dịch (dịch chứa kháng thể của máu), làm suy giảm huyết thanh miễn dịch globulin, đồng thời ngăn cản việc sản xuất globulin trong tế bào. Mặt khác gây ra những phản ứng giữa bạch cầu và agglutinin có trong máu. Sau đó benzen sẽ gây ra những rối loạn của các tế bào miễn dịch (bạch cầu) làm suy yếu hệ miễn dịch. Liều lượng thông thường ảnh hưởng đến hệ miễn dịch là khoảng 10-30 ppm, nhưng khi tác động liều lượng nhỏ trong thời gian dài hệ miễn dịch có thể chịu đựng đến 100ppm.

 

Ảnh hưởng lên hệ thần kinh.

Các triệu chứng nhiễm độc benzen ảnh hưởng lên hệ thần kinh là say sẩm mặt mày, cơ thể uể oải, chóng mặt, đau đầu sau đó là lên cơn co giật, mê sản và rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu bị nhiễm với liều cao gây ức chế thần kinh sẽ dẫn đến tử vong ngay tức khắc do benzen làm tắc nghẽn mạch máu não. Đôi khi benzen gây ức chế hệ thần kinh và dẫn đến tử vong tức thì mà không có triệu chứng biểu hiện trước nhưng thường xảy ra với liều cao.

Nói chung các tác động của benzen lên hệ thần kinh hết sức phức tạp và cực kì nguy hiểm, khi có các triệu chứng nhiễm độc benzen như nôn mửa, co giật cần lập tức chuyển người bệnh đi sơ cứu trước và tránh tiếp xúc với môi trường có benzen dù là nồng độ thấp vì tác động của benzen lên hệ thần kinh rất mau chóng. Mức độ liều gây độc của benzen lên hệ thần kinh từ 20-70 mg/L. Từ 20-30 mg/L nạn nhân bắt đầu có triệu chứng nôn mửa, say sẩm và lên đến 70 mg/L thì tử vong. Nhiễm độc thần kinh mãn tính cũng xảy ra khi thường xuyên tiếp xúc với benzen và người bị ngộ độc sẽ có những biểu hiện tâm thần bất bình thường.

 

Ảnh hưởng lên sự sinh sản.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định benzen có những ảnh hưởng lên khả năng sinh sản. Những nữ công nhân thường xuyên tiếp xúc với benzen có những triệu chứng như là rối loạn kinh nguyệt. Khi bị nhiễm độc, benzen có khả năng làm teo buồng trứng, kinh nguyệt không đều. Mức độ độc càng tăng khi những người phụ nữ mang thai bị nhiễm độc vì ở giai đoạn này sự trao đổi chất trong cơ thể rất mạnh và nó ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu trong giai đoạn mang thai bị nhiễm độc benzen cao có khả năng bị hư thai.

Đối với nam giới thì các triệu chứng về mức độ suy giảm khả năng sinh sản chưa có những kiểm nghiệm rõ ràng, chỉ những nhận xét sơ bộ về sự suy giảm tinh trùng và hiện tượng bất thường của tinh dịch . Tính chất độc hại của benzen lên khả năng sinh sản càng cao khi nó kết hợp cùng với các hợp chất vòng thơm khác sinh trong quá trình chuyển hoá của nó trong cơ thể như là phenol, etylbenzen.

Các tác động của benzen còn thể hiện ở thể trạng thế hệ con cháu về mặt sức khoẻ. Gây ra những xáo động và gián đoạn trong sự trao đổi chéo của các sợi cromatic và có thể xuất hiện các đặc điểm khác thường trong cơ thể, xuất hiện các dị tật. Ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và làm giảm quá trình phát triển bình thường của xương, chẳng hạn người ta đã thống kê thì tỉ lệ người nhiễm benzen sinh co ra có sự phát triển không bình thường về thể chất cao hơn hẳn những người bình thường.

Các ảnh hưởng của benzen lên sự sinh sản và phát triển của con người và sinh vật nói chung xảy ra khi bị nhiễm độc cấp tính hoặc là nhiễm độc mãn tính. Liều lượng ảnh hưởng mãn tính ở người thường là thấp hơn ở động vật, ở người tiếp xúc lâu dài với benzen ở nồng độ 5-10 ppm đã bắt đầu gây ra sự phát triển bất bình thường của cơ thể và bào thai, còn đối với chuột thì lên đến tên 10ppm, mèo là từ 20-20ppm mới xảy ra những biến dị đáng kể ở bào thai.

Các tác động của benzen lên bộ máy di truyền thường là làm rối loạn cơ chế tự sao của nhiễm sắc thể, gây ra những đột biến, chẳng hạn như làm mất đoạn, đảo đoạn. Tuy nhiên các đột biến này chỉ thường xảy ra khi tiếp xúc thường xuyên và hàm lượng tương đối lớn (nhiễm độc mãn tính).

 

Gây ung thư.

Khi tiếp xúc với benzen thường có nguy cơ dẫn đến các bệnh ung thư về máu và ung thư bàng quan, trong đó ung thư máu là thường hay gặp nhất và nguy hiểm hơn cả. Ung thư máu do benzen gây ra là làm biến đổi cấu trúc và hình dạng của huyết cầu tố sinh ra ở tuỷ sương. Tác động lên cả tế bào máu limena và tế bào máu lympo. Hai loại tế bào máu này là cực kỳ quan trọng đối với cơ thể vì vậy khi bị ung thư sẽ rất là nguy hiểm cho tính mạng.

Càng nguy hiểm hơn khi bệnh ung thư thường là do nhiễm độc mãn tính gây ra vì vậy nhiều người rất khó ý thức được tác hại khi tiếp xúc với benzen. Khi bị ung thư máu thì thường gây ra các triệu chứng như xuất huyết kinh niên, thường choáng váng. Các công nhân thường xuyên làm việc trong các nhà máy chế biến cao xu, tinh chế sản phẩm từ dầu thô, đồ da sẽ có nguy cơ mắc phải ung thư máu cao nếu như không có biện pháp bảo vệ hợp lý. Mức độ tiếp xúc thường xuyên từ khoảng 15-30ppm là ngưỡng tiềm tàng của khả năng mắc các chứng bệnh ung thư. Ngoài ra benzen còn tạo ra các dẫn xuất như PAH là những chất có khả năng gây ung thư rất cao.

 

Tác động lên tim

Benze sau khi vào cơ thể bằng đường hô hấp có thể đến tim tương tác với tế bào ở tâm thất gây tổn hại tim và nguy hiểm cho tính mạng. Thí nghiệm trên cơ thể của mèo và khỉ cho thấy khi nhiễm benzen sẽ dẫn đến những rối loạn chức năng tim như là tim đập nhanh, loạn nhịp. Cùng với các triệu chứng ấy là các tổn hại đến tuyến thượng thận. Đối với người thì với nồng độ khoảng 35ppm là bắt đầu có triệu chứng về suy tim, loạn tim, nhịp đập không đều.

 

 Ảnh hưởng lên đường máu.

Gây ra các chứng như là bệnh bạch cầu, tụ huyết, bệnh thiếu máu. Thường độc benzen sẽ phát tác sau 2 ngày nhiễm với mức liều khoảng dưới 60ppm. Các độc tính benzen tác dụng lên đướng máu gây ra sự suy giảm hồng cầu, đột biến hồng tạo hồng cầu lưỡi liềm, bệnh bạch cầu. Nhiều trường hợp nó có thể làm ngưng quá trình tạo máucho cơ thể. Khi benzen tham nhập vào tuỷ xương, nó sẽ làm rối loạn quá trình sản xuất máu

 

 Ảnh hưởng lên hệ cơ.

Gây ra các triệu chứng như là mỏi cơ, đau cơ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các công nhân ở nhiều ngành nghề khác nhau và họ thấy rằng số lượng công nhân làm trong các ngành nghề có khả năng tiếp xúc với benzen cao như nhân viên phục trong các trạm xăng dầu, nhà máy phẩm nhuộm thì tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về cơ cao hơn hẳn những ngành nghề khác trong mức độ tác động bên ngoài tương đối như nhau. Mức đô benzen có thể gây ảnh hưởng lên cơ là khoảng vài ppm (3-5ppm).

 

Ảnh hưởng đến gan.

Benzen gây ra các chứng như là sơ gan, phù gan khi mà lượng benzen tích tụ trong gan quá ngưỡng 30ppm. Nhiễm độc benzen ở gan thuộc loại nhiễm độc mãn tính. Khi bị ngộ độc benzen qua gan người bệnh sẽ xanh sao, gầy súc. Khả năng ảnh hưởng đến gan của benzen là rất lớn vì trong quá trình đào thải ra ngoài benzen thừong tích tụ đến gan để tiếp tục quá trình đào thải. Nhiễm độc benzen sẽ rất nguy hiểm khi mà người phụ nữ mang thai.

 

 Ảnh hưởng lên thận.

Chủ yếu là do quá trình chuyển hoá benzen thành phenol và thải ra ngoài quá cao đã làm sưng huyết ở thận và gây tổn hại đến mô thận. Liều gây độc đối với thận khoảng 30 ppm.

 

Ảnh hưởng đến mắt.

Benzen sẽ làm khô rác giác mạc mắt, nóng đỏ mắt, chảy nước mắt thường xuyên. Nếu lâu ngày sẽ dẫn đén suy giảm thị lực, viêm giác mạc và phát sinh các bệnh về mắt khác. Mắt rất dễ bị ảnh hưởng khi mà ngoài không khí có hàm lượng benzen lớn khoảng vài ppm.

Tóm lại benzen có khả năng gây độc rất lớn đối với cơ thể.

Nó gây ra các triệu chứng rối loạn về đường hô hấp: viêm màng phổi, viêm phế quản, gây khó thở…;

Các triệu chứng về đường tiêu hoá như: kém ăn, xung huyết niêm mạc miệng, nôn, viêm niêm mạc;

Các triệu chứng rối loạn huyết học: thiếu máu nhẹ, có khuynh hướng xuất huyết, rong kinh ở nữ, khó thở do thiếu máu, thời gian chỷ máu kéo dài;

Các triệu chứng thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, dễ cáu gắt, chuột rút, cảm giác kiến bò, tê cóng…;

Các bệnh về da như nổi mụn nhọt, viêm họng lợi; lông, tóc, móng dòn dễ gãy rụng;

Các triệu chứng nhiễm độc benzen mãn tính như tổn thương nhân mắt, thoái hoá mỡ thận. Đặc biệt và vô cùng nguy hiểm là các chứng bệnh về thần kinh và ung thư. Ngoài ra khi nhiễm độc benzen cấp tính nặng sẽ dẫn đến tử vong ngay tức khắc.

 

Những biểu hiện khi nhiễm độc.

 

Nhiễm độc cấp tính.

Diễn biến của nhiễm độc cấp tính thay đổi theo lượng benzene thở hít vào cơ thể. Với liều cao, hàm lượng benzene trên 65 mg/lít, nạn nhân chết sau vài phút trong tình trạng hôn mê, có thể kèm theo co giật.

Với liều thấp hơn, hàm lượng khoảng 20-30 mg/lít không khí, thường thấy có giai đoạn kích thích thần kinh, tiếp đến giai đoạn suy sụp cơ thể dẫn đến tình trạng trụy tim. Nói chung, sau 20-30 phút, nạn nhân mê man.

Hàm lượng benzene trên 10mg/lít gây nhiễm độc bán cấp, sau vài giờ nạn nhân thấy khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, nôn.

Thể nhiễm độc nhẹ giống như người say rượu. Niêm mạc màu đỏ tươi là một dấu hiệu cổ điện.

Trong nhiễm độc cấp tính, benzene ảnh hưởng chủ yếu đến não.

 

Nhiễm độc mãn tính.

  • Rối loạn tiêu hóa: ăn kém ngon, xung huyết niêm mạc miệng, nôn, hơi thở có thể có mùi benzene.
  • Rối loạn thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, dễ cáu giận, chuột rút, cảm giác kiến bò, tê cóng…
  • Rối loạn huyết học: thiếu máu nhẹ, có khuynh hướng xuất huyết, phụ nữ dễ rung kinh, khó thở cố gắng do thiếu máu, thời gian máu chảy kéo dài, dấu hiệu dây thắt dương tính.
  • Thời kì toàn phát: ở thời kì này, bệnh được thể hiện qua hội chứng xuất huyết, thiếu máu, giảm bạch cầu.
  • Xuất huyết: do tính giòn mao mạch, tiểu cầu giảm (dưới 100.000/mm3). Hay gặp xuất huyết niêm mạc (mũi, lợi, dạ dày, ruột tử cung) hoặc dưới da. Hiếm gặp xuất huyết phủ tạng: gan, thận; lách, màng não và não. Thời gian máu chảy kéo dài.
  • Thiếu máu: Số lượng hồng cầu giâm, còn dưới hai triệu. Thường là thiếu máu đẳng sắc, bất sản tủy (hoặc thiểu sản tủy). Do sự phá hủy hồng cầu hay ức chế các chức bộ phận tạo huyết của tủy xương. Giống như các chứng thiếu máu tái tạo khác. Có thể gặp hồng cầu không đều, hồng cầu biến dạng, hồng cầu bắt nhiều màu.
  • Bạch cầu giảm: Trường hợp nặng có thể giảm còn 1000/mm3. Đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính giảm nhiều. Bạch cầu ái toan hơi tăng hay tăng nhiều.
  • Bệnh nhiễm độc benzene. Là một bệnh nguy hiểm vì dù ngừng tiếp xúc. Bệnh vẫn không loại trừ được do có lượng benzene tích lũy ở các tổ chức nhiều mỡ. Nhất là ở tủy xương. Ngoài ra, nhiễm độc còn có thể xuất hiện muộn. Tới 20 tháng sau, cũng do benzene tồn lưu lâu dài ở tủy xương.
  • Nếu điều trị khỏi, thời gian hồi phục kéo dài và bệnh cũng có thể tái phát. Ở phụ nữ có thai, dễ sẩy thai, đẻ non.

 

Đối với môi trường sinh thái.

Một vấn đề đặt ra là việc gì sẽ xảy ra. Nếu benzen phát thải ra môi trường vượt mức cho phép. Benzen rất phổ biến trong môi trường. Hoạt động công nghiệp là nguồn phát thải benzen ra môi trường chủ yếu nhất. Ô nhiễm benzen trong môi trường khí. Là do khí đốt từ dầu mỏ và than đá. Sự bay hơi và tập trung benzen trong quá trình sử dụng. Khói thải của phương tiện giao thông, trong hơi xăng dầu từ các trạm. Trong khói thuốc lá cũng chứa một hàm lượng benzen tương đối cao. Và đó cũng là một nguồn gây ô nhiễm trong không.

Việc sả thải các chất trong công nghiệp. Các thùng chứa benzen sau khi sử dụng. Sự rò rỉ xăng dầu từ các thùng chứa trong đất đưa benzen vào môi trường đất và nước. Benzen có thể thoát vào không khí từ nước và đất. Một khi benzen vào không khí. Mó sẽ phản ứng với các khí khác và phân tán trong vòng vài ngày.

Benzen trong không khí có thể bị lôi cuốn bởi mưa và tuyết và được đưa trở lại mặt đất. Benzen trong nước và đất phân hủy rất chậm chạp. Nó hòa tan yếu ớt trong nước. Và có thể ngấm qua lớp đất để vào nước ngầm. Và đây là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng bởi vì sự tự làm sạch của nước ngầm rất kém. Benzen không tích tụ lại trong cơ thể động vật cũng như thực vật. Làm cho động thực vật bị nhiễm độc. Dẫn đến phát triển không bình thường hoặc sẽ gây chết nếu liều lượng benzen cao.

 

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI NHIỄM ĐỘC

 

Cấp cứu

Cấp cứu chủ yếu đối với trường hợp cấp tính và siêu cấp tính. Nếu nhiễm. Nếu nhiễm độc cấp tính hoặc hôn mê. Cần đưa nhanh nạn nhân khỏi nơi ô nhiễm. Cho ngửi cacbogen, hô hấp nhân tạo sau khi đã kiểm tra hô hấp. Cho thuốc trợ tim, trợ lực, không dùng adrenalin vì có thể gây rung tâm thất.

 

Điều trị

  • Chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng cho các trường hợp nhiễm độc.
  • Nhiễm độc nhẹ: Khi thấy số lượng hồng cầu và bạch cầu giảm. Cần cho đối tượng được thở oxi và cho dùng các loại vitamin C, B12, B6… và methionin,….
  • Nếu xảy ra xuất huyết nhiều do giảm bạch cầu thì cho tiêm vitamin K, prednisolon 5 mg, 15-20mg/ngày. Ngoài ra còn cho dùng penicilin để chống bội nhiễm và kích thích tuỷ.
  • Nhiễm độc thể nặng: Cần cho truyền máu nhiều lần (2 lần/tuần). Nếu trường hợp bị xuất huyết thì cho vitamin K. Cho penicilin khi bạch cầu giảm dưới 2.000mm3. Cần cho các thuốc bổ trợ. Như tinh chất gan, xystin, methionin, acid folic, các vitamin B6, B12 ….

 

CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG

Biện pháp kĩ thuật

Một số nguyên tắc sau đây cần được quan tâm:

  • Thay thế benzen bằng một dung môi khác ít độc hơn. Ví dụ toluen, xylen, xiclohexan, tricloetylen, xăng dung môi, white spirit, dung môi naphta…
  • Các dung môi thường có lẫn benzen. Như toluen, xylen hoặc dung môi khác nghi ngờ chứa benzen. Cần được phân tích để biết tỉ lệ xác thực của benzen trong dung môi đó. (Có quốc gia cấm dùng các dung môi chứa trên 1% benzen).
  • Trường hợp benzen là hoá chất không thể thay thế được. Thì cần bảo đảm qui trình kín.
  • Thường xuyên giám sát nồng độ benzen trong không khí. Không được vượt quá nồng độ cho phép (Lưu ý: TLV của Mỹ đối với benzen hiện nay. Đã giảm 50 lần so với trước. Cho thấy tính chất độc hại của benzen và thấp hơn NĐCP của Việt Nam tới 30 lần).

 

Biện pháp phòng hộ cá nhân.

Người lao động cần được giáo dục sức khoẻ một cách chu đáo. Và thực hiện nghiêm ngặt các qui chế. Về vệ sinh an toàn lao động. Khi tiếp xúc với benzen. Ngoài các trang bị bảo hộ lao động thích hợp. Công nhân nên dùng mặt nạ cách ly. Và khi phải làm việc lâu nên dùng mặt nạ có ống dẫn không khí sạch…

 

Biện pháp y học

  • Khám tuyển cần kiểm tra sức khoẻ toàn diện và xét nghiệm máu đầy đủ. Những đối tượng sau đây không được tiếp xúc với benzen. Phụ nữ mang thai, người có bệnh về máu, suy gan, suy dinh dưỡng.
  • Thực hiện khám định kì 6 tháng/lần. Theo yêu cầu khám bệnh nghề nghiệp để phát hiện sớm bệnh nhiễm độc benzen. Và có biện pháp can thiệp về y học kịp thời. Vì vậy, ngoài việc kiểm tra lâm sàng. Các đối tượng tiếp xúc nhất thiết phải được làm xét nghiệm cận lâm sàng (sinh hoá và huyềt học). Thực hiện giám sát sinh học và đánh giá về mặt sinh học ở người tiếp xúc.

 

Một số biện pháp khác

  • Không hút thuốc. Hút thuốc lá là nguồn quan trọng nhất của lượng benzen dùng cho hầu hết mọi người.
  • Xác định các nguồn tiềm năng của benzen. Trong và xung quanh nhà, tại nơi làm việc và nơi trẻ em của bạn chơi.
  • Hãy tập hợp và lưu trữ đúng cách (tránh xa tầm tay của trẻ em). Sản phẩm chứa benzen trong nhà của bạn
  • Nếu bạn làm việc xung quanh benzen. Nói chuyện với sức khỏe nghề nghiệp và cán bộ an toàn. Để tìm hiểu xem bạn có nguy cơ đưa benzen vào nhà. Trên quần áo của bạn, da, tóc, các công cụ, hoặc các đối tượng khác.
  • Không cho phép trẻ nhỏ chơi trong hoặc xung quanh các trang web chất thải nguy hại.

 

Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

CN3: Đường huyện 87, Ấp Bình Phong, Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang

Bài viết khác
(12:45 10/03/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) HYDRO SUNFUA (H2S) HYDRO SUNFUA. Trong tự nhiên, khí H2S được sinh ra từ...
(12:46 23/12/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NĂNG LƯỢNG SẠCH Năng lượng sạch. Trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại...
(12:22 28/06/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) GIỜ TRÁI ĐẤT VÀ 8 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ THAM GIA CHIẾN DỊCH GIỜ...
(01:06 14/03/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Ô NHIỄM KHÍ THẢI LÒ HƠI VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô nhiễm khí...
(01:53 19/09/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI BẰNG CYCLONE Phương pháp xử lý bụi bằng Cyclone...
(05:23 05/06/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHỨA AMONI – QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA Xử lý nước...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi