BOD VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BOD VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bod và những điều cần biết
Trung bình mỗi ngày, một người sử dụng hết khoảng 60-80 lít nước sinh hoạt và trong quá trình sử dụng thì phần lớn trong số đó đều sẽ trở thành nước thải.
Lượng nước thải phát sinh trong sản xuất thì lại cao hơn gấp nhiều. Để xử lý nước thải cần xem xét chỉ tiêu BOD. Vậy BOD trong nước thải là gì, có tác động như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. BOD trong nước thải là gì?
BOD hay còn gọi là nhu cầu oxy hóa sinh học hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào.
Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường.
Dựa vào chỉ số BOD ta có thể biết được mức độ ô nhiễm của nước thải. BOD càng cao thì nước ô nhiễm càng nặng. Nếu chỉ số BOD cao, sẽ dẫn tới một số vấn đề như sau lượng oxy bị cạn kiệt, tồn đọng nhiều chất thải hữu cơ, gây khó khăn đối với quy trình xử lý chất thải.
2. BOD trong nước thải cao có tác hại như thế nào?
Chỉ số BOD cao tức là nước có chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, oxy hòa tan và vi sinh vật cũng ít, Nước thải được làm sạch là nhờ các vi sinh “ăn” để phân giải các chất thải.
Khi vi sinh ít thì cũng đồng nghĩa với khả năng xử lý cũng kém đi. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước. Và đối với nước thải tại các nhà máy thì không đủ chuẩn để thải ra môi trường.
Một số nhà máy, khách sạn, KCN,… không xử lý BOD mà xả thẳng ra sông hồ gây ô nhiễm nặng nề tới môi trường xung quanh.
Bằng chứng là có rất nhiều con sông chết nước đen và hôi. Tệ hơn là nếu cứ kéo dài như vậy thì chúng ta sẽ không còn nước sạch để sử dụng. Nguồn nước sẽ luôn chứa những vi khuẩn gây bệnh, các chất hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiếp xúc lâu với mùi nước chưa qua xử lý sẽ gây ung thư và các bệnh liên quan tới hô hấp.
3. Xác định BOD trong nước thải bằng cách nào?
Để xác định BOD ta cần phải cho mẫu nước vào chai kín khí, chai này phải sẫm mầu thường là màu nâu sẫm hoặc đen. Đem đậy kín chai này không được cho không khí lọt vào. Đặt chai trong bóng tối không cho tiếp xúc với ánh sáng. Oxy hòa tan được đo trước và sau khi ủ . Chênh lệch nồng độ DO trước và sau khi ủ chính là chỉ số BOD.
BOD30: Thông thường theo các nghiên cứu thì với các hợp chất hữu cơ đơn giản thì hơn 90% các hữu cơ trong nước đã phân hủy hoàn toàn trong 30 ngày nên để xác định BOD ta chỉ cần ủ chai trong thời gian 30 ngày và từ đó ta có BOD30 tức là BOD xác định trong 30 ngày.
BOD5 tương tự như trên thì BOD5 tức là lượng BOD xác định sau 5 ngày ủ. Với những chất hữu cơ thông thường thì sau 5 ngày ủ thì hơn 80% các chất hữu cơ đã được phân hủy hoàn toàn. Do vậy để tiết kiệm thời gian test mẫu cũng như đẩy nhanh quá trình xử lý người ta thường test BOD5 để test mẫu nước.
Quy trình phân tích BOD tại phòng thí nghiệm:
-
Chuẩn bị mẫu
Mẫu được nạp đầy trong một bình kín ngay sau kkhi lấy mẫu và giữ ở nhiệt độ từ 0 đến 40C cho đến khi phân tích. Tiến hành xác định BODn càng sớm càng tốt trong vòng 24h kể từ khi mẫu được lấy. Phải đảm bảo là những chai chứa mẫu không làm tăng giá trị trắng.
-
Trung hòa mẫu
Nếu pH của mẫu sau khi pha loãng không nằm trong khoảng 6 – 8, cần dùng dung dịch acid HCl hoặc NaOH để trung hòa mẫu. Sau khi đã xác định được thể thích bằng phép thử riêng. Khi trung hòa không cần quan tâm đến kết tủa nếu tạo thành.
-
Đồng nhất mẫu
Đồng nhất mẫu bằng cách làm tan các hạt rắn dùng các máy trộn dùng trong phòng thí nghiệm là không nên áp dụng khi tiến hành các công việc phân tích hằng ngày nhưng có thể sử dụng các máy trộn này khi phân tích với mẫu chứa các hạt lớn và yêu cầu hệ số pha loãng cao.
-
Phân tích mẫu thử
– Để mẫu (hoặc mẫu thử đã xử lý sơ bộ) ở nhiệt độ khoảng 20 ± 20C, nếu cần (tùy thuộc vào nguồn gốc của mẫu) nạp khoãng nữa bình để tránh quá bão hòa oxy.
– Pha loãng mẫu (nên xác định giá trị COD trước để ước đoán tỷ lệ pha loãng BOD):
– Cho mẫu đã chuẩn bị ở trên vào mỗi chai BOD bằng cách nhúng pipet xuống đáy chai thả từ từ mẫu vào chai cho đến khi đạt thể tích cần lấy.
Thêm nước pha loãng đến vạch, đậy nút lại (chú ý không được có bọt khí). Một chai đậy kín để ủ 5 ngày (DO5) và một chai để định phân tức thì (DO0) sau 15 phút. Chai ủ trong tủ ở 20 ± 20C đậy kỹ, niêm bằng nước mỏng trên chỗ lỗ của miệng chai (lưu ý: phải để lượng nước này không bị cạn hết).
– Lượng oxy tiêu thụ ít nhất là 2mg/l và nồng độ oxy sau khi ủ phải ít nhất 2mg/l, mức độ pha loãng phải sao cho sau khi ủ nồng độ oxy hòa tan còn lại sẽ trong khoãng 1/3 – 2/3 nồng độ ban đầu. Do đó cần phải pha loãng mẫu ở nhiều độ pha loãng khác nhau.
-
Định phân lượng oxy hòa tan
– Đo oxy hò tan dùng phương pháp đầu dò điện cực theo TCVN 7325 (ISO 5814)
- Chuyển nhẹ mẫu vào chai ủ tránh làm thay đổi hàm lượng oxy của dung dịch. Để cho các bọt khí trong thành bình tan hết. Đo nồng oxy hòa tan trong từng bình tại thời điểm (không) bằng phương pháp quy định trong TCVN 7325 và HDSD-08-DO, xong rót thêm mẫu cho đầy chai và đậy nút kín, phủ một lớp nước đầy tràn miệng của chai và đem chai BOD đi ủ trong 5 ngày ở 200C, mỗi ngày nhớ châm thêm lớp nước phủ trên miệng của chai.
- Sau 5 ngày lấy chai ra đo DO5. Thao tác đo DO5 tương tự như đo DO0, ghi lại kết quả để lấy số liệu tính toán.
- Đối với mẫu trắng cũng thực hiện tương tự như mẫu thử. Cũng tiến hành đo DO0 và đo DO5 sau 5 ngày ủ.
– Đo oxy hòa tan bằng phương pháp Winkler
+ Tiến hành
- Sau khi rót mẫu đầy vào chai BOD chia mẫu ra thành 2 loạt, mỗi loạt gồm một bình ứng với từng đọ pha loãng và ít nhất một bình là dung dịch trắng. Loạt thứ nhất tiến hành mang đi ủ ở 5 ngày. Loạt thứ hai tiến hành xác định DO0 tại thời điểm không lần lượt thêm :
- 1mL dung dịch Mangan II sunfat khan
- 2mL dung dịch thuốc thử Iodua – azid .
- Thêm thuốc thử ở dưới bề mặt nước của mẫu bằng cách dùng pipet có mũi nhọn. Cần mở nắp cẩn thận để tránh bọt không khí lọt vào.
- Đảo đều chai BOD chứa mẫu, ít nhất 20 giây.
- Để yên cho kết tủa lắng xuống đáy chai hoàn toàn (khoảng 1/3 chai).
- Thêm từ từ 1,5mL dd acid H2SO4 9M, đậy nắp, rửa dưới vòi nước rồi lắc cho kết tủa tan hết.
- Lấy V1(mL) dung dịch trong chai cho vào bình tam giác. Chuẩn độ bằng dung dịch Natri thiosunfat cho tới khi dung dịch có màu vàng rơm. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt chỉ thị hồ tinh bột. Tiếp tục chuẩn độ cho tới khi dung dịch mất màu hoàn toàn thì dừng lại. Ghi thể tích natri thiosunfat tiêu hao V2(ml)
- Chai BOD mẫu sau khi ủ 5 hoặc 7 ngày thì mang ra tiến hành định phân DO5 hoặc DO7 tương tự chai đã định phân DOo.
4. Những điều cần lưu ý khi xác định BOD
Khi xác định BOD trong nước thải có nhiều yếu tố cần lưu ý như:
- Mẫu tránh tiếp xúc với không khí;
- Nếu mẫu nước ô nhiễm nặng thì cần pha loãng;
- Duy trì điều kiện môi trường thích hợp như độ pH, nhiệt độ, Loại bỏ các chất độc hại;
- Bổ sung dinh dưỡng như Nito, Photpho.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.