So sánh khủng hoảng covid 19 với Biến đổi khí hậu
Có một thực tế là chính do ảnh hưởng của khủng hoảng Covid-19 mà lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm mạnh tại nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt.Tuy nhiên đây có phải là dấu hiệu tốt cho tương lại hay là bình yên trước cơn bão
Tác động của khủng hoảng Covid 19 đến môi trường khí thải
Lượng khí CO2 trong không khí giảm mạnh
Hiên nay Trung Quốc, Hoa Kì là trung tâm của đại dịch lần này đồng thời đây là các nước phát thải hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới
Mới đây theo nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, trong thời gian dịch khủng hoảng COVID-19 diễn ra và bùng nổ, lượng CO2 thải ra môi trường của Trung Quốc đã giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. còn đối với Hoa Kỳ là 15 %
Nhiều chuyên gia nhận định về ngắn hạn khủng hoảng Covid-19 có thể khiến lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính sụt giảm 10 lần so với mức sụt giảm của năm 2009
Đây là tình trạng của rất nhiều quốc gia khác, Như ở Việt Nam các hoạt động tham gia giao thông cũng giảm đáng kể, Theo như quan sát của vệ tinh và thống kế Carbon Brief, so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ than đá cho hoạt động nhiệt than giảm 36%. Lượng than cốc sử dụng giảm 23%, lượng NO2 cho hoạt động vệ tinh giảm 37%, trữ lượng tinh chế dầu giảm 34%. trên thực tế đây là những tín hiệu đáng mừng nếu không phải trong thời kì đại dịch
Ảnh nhìn từ vệ tinh
Bình yên trước cơn bão
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng sau đại dịch Covid 19 nhiều các nước sẽ tập trung chấn hưng kinh tế và có thể sẽ quay lại nguồn nhiên liệu hóa thạch – thủ phạm chính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhìn về quá khứ
Trên thực tế tình trạng này cũng từng xảy ra. Khi khủng hoảng tài chính năm 2008 đẩy thế giới vào suy thoái kinh tế, mức thải carbon cũng giảm nhưng sau đó
Khi kinh tế tăng trưởng trở lại, các nước bắt đâu phục hưng kinh tế Năm 2009, mức thải carbon toàn cầu giảm từ 32 gigaton xuống còn 31,5 gigaton. Đến năm 2010, mức thải tăng lên 33,2 gigaton. Năm 2019, mức thải carbon cao kỷ lục ở mức 36,8 gigaton
Trên thực tế rất nhiều các quốc gia đang triển khai các chiến lược để có thể duy trì công nghiệp năng lượng hóa thạch thay vì công nghiệp xanh ví dụ về việc Canada đang muốn phục hồi nền công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, còn Trung Quốc dự kiến xây dựng thêm hàng trăm nhà máy nhiệt điện than mới. Tại châu Âu, Czech và Ba Lan đã yêu cầu từ bỏ Thỏa ước xanh mới, kế hoạch lớn của tân Ủy ban châu Âu
So sánh khủng hoảng covid 19 và vấn đề biến đổi khí hâu
Trả lời về câu hỏi này Giáo sư Gemenne ở Đại Học Paris nhấn mạnh,
” Trên thực tế đây là 2 vấn đề khác nhau, cuộc khủng hoảng Covid 19 hiện nay và biến đổi khí hậu có nhiều điểm chung như tính chất toàn cầu, nhu cầu phải có các đáp ứng khẩn cấp, từ đó mà nhiều người cho rằng, các biện pháp phù hợp với khủng hoảng y tế như phong tỏa, giãn cách xã hội, và đây là biện pháp có thể được sử dụng cho cuộc chiến khí hậu.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 vấn đề khác nhau, đòi hỏi các giải pháp khác nhau. “Biến đổi khí hậu không phải là khủng hoảng mà là một sự thay đổi không thể đảo ngược của tự nhiên. Nó không thể có sự trở lại bình thường như trước. Như vậy, cần phải có các biện pháp thay đổi về chiều sâu mang tính cấu trúc, có nghĩa là một sự chuyển hóa xã hội và kinh tế thực sự’’
Tạm kết
Dù là biến đổi khí hậu hay Khủng hoảng covid 19 đi nữa thì vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia đó là sự thay đôi chuyển hóa về cấu trúc xã hội và kinh tế.
Hi vọng những thông tin trên là bổ ích và tất cả cũng chỉ đang dừng lại ở mức dự đoán. Tân Huy Hoàng là đơn vị họt động trong lĩnh vực môi trường được Bộ TN&MT cấp phép hoạt động Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ môi trường, xử lý nước thải hãy liên hệ chúng tôi qua địa chỉ Website https://tanhuyhoang.net hoặc HOTLINE 0902 695 765