TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

CROM (CHROME)

2496 Lượt xem

ĐỘC TÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CROM (CHROME)

 

NGUỒN GỐC CỦA CROM (CHROME)

Crom (Chrome) lần đầu tiên được nhà bác học người Pháp Louis Vauquelin (1763-1829) điều chế vào năm 1797. Tên gọi Crom (chrome) xuất phát từ tiếng Hi Lạp chroma có nghĩa là màu sắc vì các hợp chất của Crom đều có màu. Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất với nồng độ trung bình 100 ppm.

Các hợp chất Crom được tìm thấy trong môi trường do bào mòn các đá chứa Crom và có thể được cung cấp từ nguồn núi lửa. Nồng độ trong đất nằm trong khoảng 1 đến 3000 mg/kg, trong nước biểt từ 5 đến 800 µg/lit, và trong sông và hồ từ 26 µg/lit đến 5,2 mg/lit. Crom (Chrome) được khai thác dưới dạng quặng Cromit (FeCr2O4). Gần một nửa quặng Cromit trên thế giới được khai thác tại Nam Phi, bên cạnh đó Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các khu vực sản xuất đáng kể.

CROM (CHROME)

 

TÍNH CHẤT CỦA CROM (CHROME)

 

Tính chất vật lý

  • Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d= 7.2g/cm3), t0nc=18900C
  • Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
  • Nhiệt độ nóng chảy 19070C
  • Nhiệt lượng sôi: 2671oC
  • Nhiệt lượng nóng chảy: 21,0 kJ·mol−1
  • Nhiệt lượng bay hơi: 339,5 kJ·mol−1
  • Nhiệt dung: 23,35 J·mol−1K−1
  • Khối lượng riêng: 7,2 g/cm3
  • Nhiệt thăng hoa: 368,2 kJ/mol

 

Tính chất hóa học

  • Là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
  • Trong các hợp chất Crom có số oxi hoá từ +1 → +6 (hay gặp +2, +3 và +6).

 

SỰ HÌNH THÀNH CROM (CHROME) TRONG HỆ THỐNG NƯỚC VÀ ĐẤT

 

Crom (Chrome) trong hệ thống nước

Crom được tạo thành trong nước từ các nguồn tự nhiên như sự phong hóa của các thành phần đá, sự xói mòn của Crom và các bụi khoáng xạ khô trong bầu khí quyển. Nồng độ của Crom tại các con sông và hồ trong giới hạn khoảng 0.5-100nM. Trong khi ở vùng nước biển khoảng 0.1-16Nm. Nồng độ của Crom ở những vùng bị ô nhiễm nặng có thể cao hơn rất nhiều. Nồng độ của Crom trong nước tăng ở những vùng có lượng nước thải lớn thải ra từ các hoạt động công nghiệp như ngành công nghiệp luyện kim, mạ điện, công nghiệp thuộc da, từ các bãi rác vệ sinh, nước tháp làm mát và các ngành công nghiệp hóa chất khác.

 

Crom (Chrome) trong đất và trầm tích

Các nguồn chính của Crom trong đất là do sự phong hóa của đất, sự xói mòn của Crom. Khối lượng trung bình của nguyên tố này trong đất dao động khoảng 0.02-58µmol/g. Nồng độ của Crom trong đất tăng bắt nguồn từ đất bỏ hoang và các hạt bụi phóng xạ cũng như từ các Crom (Chrome) mang bùn và phế thải của các hoạt động công nghiệp. Trong nhiều loại đất chua (pH<6) các ion HcrO4-, CrO42- là hình thức linh động nhất của Crom trong đất. Chúng có thể được đưa lên nhờ thực vật hay dễ dàng lọc qua thấm vào lớp đất sâu gây ô nhiễm đất và nước mặt. Một lượng lớn Crom(VI) được giữ lại trong đất.

 

ĐỘC TÍNH CỦA CROM (CHROME)

Các kết quả nghiên cứu cho thấy Crom dù chỉ với một liều lượng nhỏ cũng là nguyên nhân chính gây tác hại nghề nghịêp.Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã phân các chất hoá học theo 4 nhóm có khả năng gây ung thư:

  • Nhóm 1: Tác nhân là chất gây ung thư ở người
  • Nhóm 2A: Tác nhân có thể gây ung thư ở người
  • Nhóm 2B: Tác nhân có lẽ gây ung thư ở người
  • Nhóm3: Tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thư ở người
  • Nhóm 4: Tác nhân có lẽ không gây ung thư ở người

IARC đã xếp Crom (VI) vào nhóm 1(Tác nhân là chất gây ung thư ở người ) và Crom(III) vào nhóm 3 (Tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thư ở người).

 

ẢNH HƯỞNG CỦA CROM (CHROME) ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

Môi trường và hệ sinh thái có vai trò hỗ trợ trực tiếp cho con người, tích lũy và làm sạch phân phối nước, phân hủy chất thải và là môi trường với các điều kiện lý-hóa-sinh trong quá trình chuyển hóa cũng như tích lũy độc chất. Crom xuất hiện là kết quả của quá trình khoáng hóa và sự hòa tan Crom hữu cơ từ trong đất. Crom cũng được tìm thấy rộng rãi trong nước thải các  mạ điện, thuộc da, vãi sợi, mực in, ảnh màu, sản xuất inox, sơn,….Nó tồn tại trong cả môi trường đất và nước. Trong khi đó nguy cơ tạo ra Crom (Chrome) do con người hoặc thiên nhiên tạo ra ngày càng lớn, tác động mạnh hơn lên môi trường và đây là một điều đáng lo ngại.

 

Ảnh hưởng đối với môi trường nước:

  • Kim loại nặng trong đó có Crom thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng.Vì vậy, nó là nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị nhiễm độc Crom (Chrome) thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp đặc biệt là thuộc da, mạ điện,…Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác.
  • Ô nhiễm nước bởi Crom có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể sinh vật và con người. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.

 

Ảnh hưởng đối với môi trường đất

  • Tác động đến sự trao đổi chất của các vi sinh vật và động vật chân đốt trong đất của khu vực đất bị ô nhiễm. Đồng thời hủy hoại tầng sơ cấp của chuỗi thức ăn từ đó dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho những loài động vật săn mồi.
  • Những loài động vật nhỏ trong đất có thể tiêu thụ những hóa chất độc hại trong đất sau đó chuyển vào chuỗi thức ăn đến các động vật lớn hơn dẫn đến việc tăng tỷ lệ tử vong và thậm chí còn dẫn đến tiệt chủng loài.
  • Ngoài ra còn tác động đến sự trao đổi chất của cây và làm giảm năng suất của các vụ mùa.Cây cối hay các loài thực vật khác sẽ hút chất bị ô nhiễm từ vùng đất bị ô nhiễm sau đó chuyển vào chuỗi thức ăn gây hại cho cơ thể người.Người ta cũng thấy Crom có gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thực vật: gây bệnh vàng lá cho lúa.Ở những vùng đất ô nhiễm này nếu không xử lý kịp thời có thể trở thành đất chết.

 

Ảnh hưởng tới môi trường hệ sinh thái:

Ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật.Với nồng độ đủ lớn sinh vật có thể bị chết hoặc bị thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học.

 

Ảnh hưởng đối với con người

  • Độc chất tác động lên con người theo nhiều phương thức khác nhau và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh tật, thiểu năng trí tuệ, đặc biệt là sự biến đổi cấu trúc của một số gen trong cơ thể và sự biến đổi này trở nên nghiêm trọng hơn khi được di truyền cho các thế hệ sau.
  • Crom có đặc tính lý học: Bền ở nhiệt độ cao, khó ôxi hóa, cứng và tạo màu tốt nên nó ngày càng được  sử dụng  rộng  rãi. Vì  vậy mà  ảnh hưởng  của nó ngày càng nhiều. Kết quả cho thấy Crom(VI) dù chỉ là một lượng nhỏ cũng là nguyên nhân chính gây tác hại nghề nghiệp. Crom là nguyên tố được xếp vào nhóm gây bệnh ung thư Crom thường tồn tại ở hai dạng ion chính là Cr3+ và Cr6+, trong đó Crom(VI) độc Crom(III). Nồng độ Crom trong nước uống phải thấp hơn 0,02ppm.
  • Hợp chất Crom Hexavalent, còn được gọi là Crom (VI), nếu có nhiều trong nước uống, có thể gây nguy hiểm đối với con người. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy uống nước chứa chất này sẽ bị ung thư. Một nghiên cứu theo Chương trình chất độc quốc gia của Mỹ do Viện nghiên cứu sức khỏe Mỹ (NIH) tiến hành trong 2 năm, cho thấy chuột thí nghiệm đã bị các khối u ác tính sau một thời gian cho uống nước có nồng độ chất Crom (VI) cao.
  • Nhìn chung, sự hấp thụ của Crom vào cơ thể con người tuỳ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nó. Crom(III) là trạng thái oxi hóa ổn định nhất. Crom(III) là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể sử dụng các đường , prôtein và chất béo và sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh gọi là thiếu hụt Crom. Ngược lại, Crom hóa trị sáu lại rất độc.Crom(VI) hấp thụ qua dạ dày, ruột nhiều hơn Crom(III) ( mức độ hấp thụ qua đường ruột tuỳ thuộc vào dạng hợp chất mà nó sẽ hấp thụ) và còn có thể thấm qua màng tế bào. Nếu Crom (III) chỉ hấp thụ 1% thì lượng hấp thụ của Crom(VI) lên tới 50%.Các nghiên cứu cho thấy con người hấp thụ Cr6+nhiều hơn Cr3+nhưng độc tính của Cr6+ lại cao hơn Cr3+ gấp khoảng 100 lần.
  • Nước thải sinh hoạt có thể chứa lượng Crom tới 0,7µg/ml mà chủ yếu ở dạng Crom(VI), có độc tính với nhiều loại động vật có vú. Crom(VI) dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây độc đối với con người. Nếu Crom có nồng độ lớn hơn giá trị 0,1mg/l gây rối loạn sức khoẻ như nôn mửa…Khi thâm nhập vào cơ thể nó liên kết với các nhóm –SH trong enzim và làm mất hoạt tính của enzim gây ra rất nhiều bệnh cho con người.

 

Tác động ở mức độ tế bào

Crom(VI) đi vào cơ thể dễ gây biến chứng , tác động lên tế bào, lên mô tạo ra sự phát triển tế bào không nhân, gây ung thư, tuy nhiên với hàm lượng cao Crom làm kết tủa các prôtêin, các axit nuclêic và ức chế hệ thống men cơ bản.

Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất kỳ con đường nào Crom cũng được hoà tan vào trong máu ở nồng độ 0,001mg/l, sau đó chúng chuyển vào hồng cầu và hoà tan trong hồng cầu nhanh gấp 10 ÷ 20 lần.Crom(VI) có khả năng gây ung thư đó là khả năng đi qua màng tế bào và ảnh hưởng lên cấu trúc DNA hoặc sự chuyển hóa. Trong điều kiện cơ thể tiếp xúc mãn tính nó làm thay đổi cấu trúc và chức năng DNA, làm biến đổi hình thái tế bào, ức chế sự tổng hợp bình thường  DNA, làm sai lệch NST. Cr cũng được cho là tác nhân làm giảm hoạt động của nội bào, gây đột biến gen, tác động trực tiếp lên AND.

 

Tác động ở mức độ cơ quan sinh lí

Tùy theo liều lượng và cơ địa của mỗi con người mà xảy ra các tác động khác nhau với con người. Sự biểu hiện độc tính của độc chất phức tạp tùy vào các điều kiện cụ thể. Các tác động xảy ra chủ yếu do tổn thương trên da, , bộ máy tiêu hóa, cơ thần kinh…

 

Da

Crom và các hợp chất của Crom chủ yếu gây các bệnh ngoài da. Bề mặt da là bộ phận dễ bị ảnh hưởng, niêm mạc mũi dễ bị loét. Phần sụn của vách mũi dễ bị thủng. Khi da tiếp xúc trực tiếp và kéo dài vào dung dịch Crom(VI), chỗ tiếp xúc dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể bị loét đến xương. Khi Crom(VI) xâm nhập vào cơ thể qua da, nó kết hợp với prôtêin tạo thành phản ứng kháng nguyên. Kháng thể gây hiện tượng dị ứng, xuất hiện mụn cơm, bệnh tái phát. Khi tiếp xúc trở lại, bệnh sẽ tiến triển nếu không được cách ly và sẽ trở thành tràm hóa.

 

Hệ hô hấp

  • Đối với niêm mạc: Do hít thở hơi bụi Crom gây viêm loét sụn vách mũi nhiều khi không gây đau, không khó chiệu cho bệnh nhân nhưng khi không phát hiện kịp thời chỉ sau một vài tuần vách ngăn thủng gây tổn thương loét rộng.
  • Đối với niêm mạc và khoang miệng: Tập trung ở phần niêm mạc dưới lưỡi nổi lên những vầng mụn lốm đốm màu vàng nhạt. Cuống họng và vòm miệng cũng bị sưng tấy đau nhức cho bệnh nhân.
  • Đối với phổi và khí quản: Tỷ lệ hấp thu qua phổi không xác định được, mặc dù một lượng đáng kể đọng lại trong phổi và phổi là một trong những bộ phận chứa nhiều Crom nhất. Crom đi vào cơ thể người sẽ ảnh hưởng mạnh đến phổi và khí quản, gây viêm họng, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, viêm thận, xung huyết phổi, gây hen suyễn, sưng phổi, viêm phế quản đã được chứng minh khi người công nhân tiếp xúc trực tiếp và lâu ngày với Crom và muối của nó. Nguy hại hơn nữa khi tích tụ một lượng độc quá mức thì Cromat gây ung thư phổi
  • Khi ở dạng CrO3hơi hoá chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của người bị thấm nhiễm.
Các tác giả Langard và Vigander đã kiểm tra các công nhân NaUy làm việc trong các nhà máy sản xuất màu Crom có nồng độ Crom(VI) là 0,05mg/m3 phát hiện rằng khả năng liên quan đến ung thư phổi cao hơn người bình thường 44 lần. Nghiên cứu những người công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất chất mầu New Jersey chỉ ra rằng những người công nhân làm việc 2 năm thì khả năng mắc bệnh cao hơn 1,6 lần và nếu 10 năm thì khả năng này là 1,9 lần so với người bình thường.

Những công việc có thể gây nhiễm độc Crom: Chế tạo ắcquy, luyện kim, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo, diêm, keo dán, ximăng, đồ gốm, muối Crom , bột màu, men sứ, thuỷ tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm, thợ xây dựng, mạ điện, mạ Crom.. Đặc biệt ngành mạ Crom thường được tiến hành ở nhiệt độ khoảng trên 400C và hơi dung dịch axit Cromic có nồng độ cao (thường lớn hơn 200g/l) sẽ tác động đến hệ thống hô hấp của công nhân.

 

Mắt

Phơi nhiễm lâu ngày với Crom thì mắt sẽ bị tổn thương nặng có thể dẫn tới tử vong.

 

Hệ tiêu hóa

  • Gan là một trong hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng loại bỏ các độc tố.Những độc tố tan trong mỡ (lipid-soluble), sẽ được biến chế bởi những tế bào gan thành những chất kém nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Nhiễm độc Crom dẫn đến viêm gan nặng hơn có thể ung thư gan.Khi nuốt một lượng lớn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Nhiễm độc Crom cũng có thể gây ung thư dạ dày và tuyến tụy. Nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng lên đối với công nhân nhà máy sơn có sử dụng chì và kẽm Cromat làm nguyên liệu.

 

Các cơ quan khác

Một đánh giá các nghiên cứu được tiến hành trên 100 năm cho thấy. Không có bằng chứng thuyết phục cho một mối nguy hiểm ung thư. Trong giới công nhân tiếp xúc với các hạt nhân ngưng tụ mây hình thành bởi Crom kim loại hoặc các hợp chất Crom (III). Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) đã kết luận rằng. Có đủ bằng chứng ở người và động vật thí nghiệm cho các chất gây ung thư của hợp chất Crom (III). Việc đánh giá tổng thể kết luận rằng. Các hợp chất Crom (III) không được phân loại là chất gây ung thư cho con người.

 

CÁC BIỆN PHÁP

 

Các biện pháp sơ cứu

  • Nếu nhiễm độc qua đường hô hấp. Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc. Cho ra chỗ thoáng khí, nới bỏ quần áo đẻ tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp.
  • Nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc: rửa kỹ bằng nước lạnh, xà phòng.
  • Nếu nhiễm độc bằng đường tiêu hóa: đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

 

Phương pháp tự bảo vệ

  • Tự trang bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động: mặt nạ phòng độc, găng tay, ủng, khẩu trang,…
  • Không để thức ăn, thức uống, hút thuốc ở khu vực sản xuất.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt đối với những người làm trong các ngành thuốc nhuộm, luyện kim, sản xuất nến, sáp…. Khi có các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt. mụn cơm, da bị nổi phồng và loét sâu.

CROM (CHROME)

 

Phương pháp kỹ thuật

  • Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.
  • Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất, cải tiến dây truyền công nghệ.
  • Tổ chức hợp lý hoá quá trình sản xuất: Bố trí riêng các bộ phận toả ra hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Thiết kế hệ thống thông gió thoáng khí tốt.

 

Phương pháp quản lý

 

Trong các nhà máy, xí nghiệp:

  • Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn. Và trang bị kiến thức về độc chất cũng như khả năng tự cứu chữa cho công nhân.
  • Tổ chức các đợt khám định kỳ, giám sát tình trạng sức khỏe. Của công nhân nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khỏe.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Đặc biệt ở khu vực sản xuất, khu vực chứa hóa chất.

 

Các cơ quan chức năng

  • Ban hành các văn bản pháp luật. Các chính sách bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất. Hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc.
  • Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
  • Các cấp chính quyền tại địa phương thực hiện phổ biến, hướng dẫn. Và kiểm tra đôn đốc các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thuộc tất cả các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn của địa phương. Thực hiện luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.
  • Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của nhà nước và các quy định của địa phương trong các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
  • Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe. Nâng cao nhận thức của người dân (Khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở có đăng ký và dùng các thuốc lưu hành hợp pháp). Tăng cường công tác quản lý sản xuất.
  • Loại bỏ các sản phẩm. Có nguy cơ gây nhiễm độc Crom trong cuộc sống hàng ngày. Như sơn, sơn môi, kem dưỡng da…
  • Có các biện pháp quản lý với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Liên quan đến môi trường, lao động. Đảm bảo việc thực hiện giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh, an toàn lao động.

Kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc của các loại sản phẩm nhập khẩu. Đặc biệt là những sản phẩm có  chứa hàm lượng Crom.

 

Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(03:49 15/08/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) SỬ DỤNG NỒI HƠI – CÁC QUY TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG Sử dụng nồi...
(01:51 04/09/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) DIESEL SINH HỌC Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với...
(07:11 03/02/2022)
5 / 5 ( 2 bình chọn ) HYDRO FLORUA (HF) HYDRO FLORUA. Cùng với sự mở rộng của thị trường, ngành...
(08:14 01/03/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (TBVTV) Thuốc bảo vệ thực vật là những hóa...
(02:41 20/02/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) TÁC HẠI CỦA CHÌ – CHÌ LÀ GÌ? Tác hại của chì. Chì là...
(01:40 13/03/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) PHENOL LÀ GÌ? PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO? PHENOL LÀ GÌ? PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO? ...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi