NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN, ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN, ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Nguồn gốc chất thải rắn – Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, đặc biệt là trong xã hội công nghiệp. Cùng với các dạng chất thải khác như nước thải và khí thải, Chất thải rắn nếu không được quản lý và xử lý nghiêm túc sẽ có khả năng gây suy thái môi trường nghiêm tọng.
Do đó, chất thải rắn đã trở thành vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội và cần được sự quan tâm quản lý, thu gom triệt để, vận chuyển an toàn và xử lý hiệu quả, về kỹ thuật lẫn kinh tế.
Vậy để có những biện pháp, phương pháp xử lý hợp lí Chất thải rắn, chúng ta cần biết được nguồn phát sinh, thành phần cũng như nhóm phân loại chất thải rắn, để có thể thực hiện các biện pháp, phương phá xử lý phù hợp.
I. CHẤT THẢI RẮN LÀ GÌ? NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN
Nguồn gốc chất thải rắn – Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chắt thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa.
II. CHẤT THẢI RẮN HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Chất thải rắn xuất hiện từ khi con người có mặt trên Trái Đất. Con người đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên để phục vụ cho đời sống của mình, đồng thời thải ra Chất thải rắn.
Tại thời điểm đó, sự thải bỏ các CTR từ các hoạt động của con người chưa gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường “trầm trọng”. Do số lượng cư dân còn thấp, song song đó diện tích đất tự nhiên còn rộng lớn, nên khả năng đồng hóa CTR tốt.
Khi xã hội phát triển, con người ngày càng khai thác, sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên và thải ra môi trường số lượng lớn chất thải nói chung chất thải rắn nói riêng, nên sự tích lũy Chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với đời sống con người.
Các nguồn phát sinh CTR
- Khu dân cư
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…)
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện,…)
- Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, công viên, khu vui chơi,…)
- Nhà máy xử lý chất thải
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
III. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ PHÂN CHẤT THẢI RẮN THÀNH TỪNG NHÓM? NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN
Nguồn gốc chất thải rắn – Dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng, đập phá nhà xưởng.
Dựa vào đặc tính tự nhiên như: các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào đặc điểm chất thải để phân CTR thành ba nhóm:
- Chất thải rắn đô thị
- Chất thải rắn công nghiệp
- Chất thải rắn nguy hại
IV. SẼ RA SAO KHI CHẤT THẢI RẮN KHÔNG ĐƯỢC XỬ LÝ ĐÚNG CÁCH?
1. Tác hại của Chất thải rắn đối với môi trường nước
Nguồn gốc chất thải rắn – Chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái.
Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa…; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
2. Tác động chất thải rắn đến không khí
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ nó sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
3. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn
Các chất thải rắn được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông… trong đất rất khó bị phân hủy.
Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất…
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ… nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như những loại rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.
Ngoài những ảnh hưởng trên, Chất thải rắn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sông đồn – thực vật.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN – NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN
Qua những ảnh hưởng của Chất thải rắn đến môi trường, việc xử xử lý CTR là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải phù hợp là một yếu tố quyết định giúp giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường của Chất thải rắn.
1. Các phương pháp xử lý Chất thải rắn đô thị
a. Phương pháp cơ học
-
Giảm kích thước:
Phương pháp giảm kích thước được sử dụng để giảm kích thước các thành phần CTR đô thị. CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên bề mặt đất hay làm phân compost hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Thiết bị thích hợp để làm giảm kích thước CTR tùy thuộc vào loại, hình dạng, đặc tính của CTR và tiêu chuẩn yêu cầu.
-
Phân loại theo kích thước:
Phân loại theo kích thước hay sàng lọc là một quá trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kíhc thước khác nhau thành hai hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng các sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ khác nhau.
Quá trình phân loại có thể thực hiện khi vật liệu còn ước hoặc khô, thông thường quá trình phân loại gắn liền với các công đoạn chế biến chất thải tiếp theo.
-
Phân loại theo khối lượng riêng:
Phân loại bằng phương pháp khối lượng riêng ;là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi, dừng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng.
Phương pháp này được sử dụng để phân loại CTR đô thị, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành hai phần riêng biệt.
Dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ. Và dạng có khối lượng riêng nặng như là kim loại, gỗ. Và các loại phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn.
-
Phân loại theo điện trường và từ trường:
Kỹ thuật phân loại bằng điện từ trường được thực hiện dựa vào tính chất điện từ trường của thành phần CTR. Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách các kim loại màu ra khỏi kim loại đen.
Phương pháp phân loại bằng tĩnh điện cũng được áp dụng để tách ly nhựa và giấy dựa vàp sự khác nhau về sự tích điện bề mặt của hai loại vật liệu này.
Phân loại bằng dòng điện xoáy là kỹ thuận phân loại trong đó các dòng điện xoát được tạo ra trong các kim loại không chứa sắt như nhôm và tạo thành nam châm nhôm.
-
Nén Chất thải rắn:
Nén là kỹ thuật làm tăng mật độ dẫn đến tăng khối lượng riêng của chất thải để công tác lưu trữ và vận chuyển chất thải đạt hiệu quả cao hơn. Một vài kỹ thuật được sử dụng để nén CTR và thu hồi vật liệu là sau khi nén chất thải có dạng khối, hình lập phương hay dạng viên tròn. Nén CTR làm giảm lưu trữ khi tái sử dụng, giảm thể tích vận chuyển.
b. Phương pháp nhiệt
- Hệ thống thiêu đốt: Đốt là quá trình oxi hóa CTR bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800o Trong một số hệ thống, CTR còn được đốt cùng với nhiên liệu thông thường và tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt như: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh, lò nung xi măng…Lượng chất thải bổ sung lò đốt cỏ thể chiếm 12-25% tổng nhiên liệu.
- Hệ thống nhiệt phân: Nhiệt phân CTR là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học CTR bằng cách nung trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cưới cùng của quá trình biến đổi CTR là các chất ở dạng rắn, lỏng và khí.
- Hệ thống khí hóa: Quá trình khí hóa là quá trình đốt CTR trong điều kiện thiếu oxy. Kỹ thuật khí hóa được áp dụng với mục đích giảm thể tích chất thải và thu hồi năng lượng.
c. Xử lý Chất thải rắng bằng phương pháp chuyển hóa sinh học về hóa học
- Quá trình ủ phân hiếu khí: Là một quá trình biến đổi sinh học được sử dụng rất rộng rãi, mục đích là biến đổi các CTR hữu cơ thành các chất vô cơ dước tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dụng mùn gọi là phân compost.
- Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí: là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đới với CTR có hàm lượng răn từ 4-8%. Quá trình phân hủy lên men kỵ khí được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Sản phẩm cuối cùng là khí metan, khí CO2 và chất mùn ổn định dùng làm phân bón.
- Quá trình chuyển hóa hóa học: Quá trình chuyển hóa hóa học bao gồm một loại các phản ứng thủy phân dược sử dụng để tái sinh các hợp chất như là gluco và một loại các phản ứng khác dùng để tái sinh dầu tổng hợp, khí và axetat xenlulo.
2. Các phương pháp xử lý Chất thải rắn công nghiệp
a. Phương pháp cơ học
- Đập: Phương pháo đặp được sử dụng để thu sản phẩm có độ lớn chủ yếu là 5mm. Đập được áo dụng rộng rãi trong chế biến chất thải của bóc đá phủ trong xử lý trầm quặng mỏ, xỉ của nhà máy luyện kim, các đồ dung kỹ thuật bằng nhựa đã qua quá trình sử dụng, phế thải muối mỏ và thích cao photpho, phế liệu gỗ, một số nhựa, vật liệu xây dựng và nhiều loại vật liệu khác
- Nghiền: Phương pháp nghiền được sử dụng khi cần thu sản phẩm thải có độ lớn nhỏ hơn 5mm, được sử dụng phổ biến trong công nghệ tái sử dụng chất thải của khai thác quặng mỏ, phế liệu xây dựng, xỉ của luyện kim và nhiên liệy phế thải của tuyển than, phế thải nhựa, quăng pirit thiêu kết và hàng loạt tài nguyên thứ cấp khác.
- Phân loại và chọn lọc: Các quá trình này được sử dụng để phân chia phế thải thành phân đoạn theo độ lớn. Chúng bao gồm phương pháp sàng hạt vật liệu và phân chia chúng dưới tác dụng của lực quán tính và li tâm – trọng lực. Sàng là quá trình phân loại theo độ lớn các hảt có kích thước khác nhau bằng cách dịch chuyển chúng trên bề mặt có lỗ.
b Phương pháp nhiệt.
- Đây là quá trình nhiệt phân, nóng chảy, nung ủ khử độc bằng ngọn lửa (đốt cháy) nhiều CTR trên cơ sở thành phần chất hữu cơ của chúng.
c. Phương pháp hóa lý
- Trích ly: Được sủ dụng rộng rãi trong chế biến bã thải của công nghiệp khai thác mỏ, một số xỉ của luyện kim và nhiên liệu,… Phương pháp dựa trên việc lôi kéo một hoặc vài cấu tử từ khối vât liệu rắn bằng cách hòa tan chọn lọc chúng trong chất lỏng.
- Hòa tan: Phương pháp này là thực hiện quá trình tương tác dị thể giữa chất lỏng và chất rắn kèm theo dự dịch chuyển chất rắn vào dung dịch, được ứng dụng rộng rãi trong thực tế chế biến nhiều loại Chất thải rắn.
- Kết tinh: Việc tách pha rắn ở dạng tinh thể từ dung dịch bão hòa, từ thể nóng chảy hoặc hơi được phổ biến rộng rãi trong chế biến các chất thải rắn khác nhau.
-
Có ba phương thức kết tinh cơ bản:
- Kết tinh với viẹc loại một phần dung môi nhờ bay hơi hoặc đống băng (Kết tính đẳng nhiệt)
- Kết tinh bằng cách làm lạnh hoặc đun nóng dung dịch với lượng dung môi không đổi.
- Kết tinh kết hợp: Kết tinh chân không, kết tinh với sự bay hơi một phần dung môi trong dòng không khí hoặc khí trơ tải nhiệt khác, kết tinh phân đọan.
- Ngoài ra, trong thực tế người ta còn ứng dụng kết tinh bằng muối (cho vào dung dịch chất làm giảm độ hòa tan), kết tinh nhờ phản ứng hóa học, cũng như kết tinh nhiệt độ bảo đảm khả năng thu được các tinh thể ngậm nước với hàm lượng ẩm kết tinh nhỏ nhất.
d. Phương pháp hóa học
- Chất thải rắn, dưới gốc độ của công nghiệ hóa học, thưc chất là một loại nguyên liệu sản xuất – nguyên liệu không sạch chứa nhiều tạp chất – và cũng được xem như một loại quăng mỏ nhân tạo.
Ngoài ra, để chuyển cấu tử mục tiêu thành dạng nguyên liệu sạch đáp ứng các nhuc ầu sản xuất khác nhau, người ta thường bổ sung thêm tác chất khác và khi đó sẽ xảy ra các phản ứng hóa học giữa cấu tử mục tiêu và tác chất bổ xung.
Đó chính là bản chất của việc áp dụng phương pháp hóa học trong xử lý CTR công nghiệp. Phương pháp hóa học được sử áp dụng rộng rãi vì phù hợp với các chất hữu cơ cũng như vô cơ.
e. Phương pháp sinh hóa
- Phương pháp này dựa trên khả năng phân huy các chất hữu cơ trong chất thải bởi vi sinh vật. Phương pháp này được ứng dung để chuyển các chắt hữu cơ thành phân bón (lên men kỵ khí) hoặc phân hủy chúng hoàn toàn (lên men hiếu khí).
3. Các phương pháp xử lý Chất thải rắn nguy hại
Phương pháp hóa học và vật lý
- Phương pháp lọc: Là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi đi qua môi trường xốp. Các hạt rắn được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc nhờ vào chênh lệch áp suất gây bởi trọng lực, lực ly tâm, áp suất chân không, áp suất dư.
- Phương pháp kết tủa: Là quá trình chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hóa học hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch.
- Oxy hóa – khử: Là quá trình cho nhận electron để biến đổi chất nguy hại thành dạng khác không nguye hại bởi các phản ứng oxy hóa -khử.
- Bay hơi: Là làm đặc chất thải dạng lỏng hya huyền phù bằng phương pháo cấp nhiệt để hóa hơi chất lỏng.
- Đóng rắn và ổn định chất thải: Là phương pháp cố định về bề mặt hóa học, triệt tiêu tính linh động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành khối nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao.
Phương pháp nhiệt
- Nhiệt phân: Trong điều kiện không có oxy. Chất thải nguy hại bị tiêu hủy hoàn toàn thông qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Quá trình khí hóa. Chất thải được gia nhiệt để tách các thành phần dễ bay hơi. Như khí chất, hơi nước…ra khỏi thành phần cháy không hóa hơi và tro.
- Giai đoạn 2: Quá trình đốt các thành phần bay hơi. Ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy các cấu tử nguy hại.
- Đặc biệt với nhiệt phân bằng hồ quang – plasma: Quá trình đốt. Được thực hiện ở nhiệt độ cao (có thể đến 10.000oC). Chất thải có tính độc cực manh như đioxin, furan,… Bị tiêu hủy, sản phẩn cuối cùng là khí H2, CO, cac khí axit và tro.
- Sử dụng chất thải nguy hại làm nhiên liệu. Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách. Đốt cùng với các nhiên liệu thông thường khác. Để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt.
- Đốt: Để tiêu hủy hoàn toàn tính độc hại. Của chất thải cho môi trường. Có thể tiến hành đốt với nhiều phương pháp khác nhau như:
- Đốt bằng phương pháo phun chất lỏng
- Đốt thùng quay
- Đốt xúc tác
Phương pháp sinh học
- Phần lớn phương pháp xử lý sinh học hiện nay. Đều tập trung vào xử lý các hydrocacbon trong dầu mỏ. Với thành phần đặc trưng là các hợp chất hữu cơ tự nhiên. Một số hợp chất hữu cơ tổng hợp khác. Cũng có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật. Khi có mặt trong một hoặc nhiều thành phần môi trường khác nhau (khí, nước, đất,..)
- Xử lý hiếu khí: Các sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỏ. Một vài dung môi chứa và không chứa Clo. Đặc biệt là các chất như benzene, toluen, axeton, rượu,…Bằng quá trình cúng cấp oxy và các khoáng chất (cacbon, nito, photpho). Vi sinh vật sẽ phá huỷ các chất hữu cơ thành CO2, H2O và muối khoáng.
- Xử lý kỵ khí: Được thực hiện. Nhờ các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ phức tạp. Trong điều kiện không có oxy. Áp dụng đúng các kỹ thuật của phương pháp này. Sẽ làm phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ. Đặc biệt là giảm các mầm bệnh, các chất vô cơ. Và hàm lượng mùn sinh ra trong quá trình phân hủy.
Nguồn gốc chất thải rắn – Qua những thông tin về nguồn gốc, nơi phát sinh, ảnh hưởng. Và các phương pháp xử lý Chất thải rắn. Mong rằng chúng ta sẽ thực hiện. Và áp dụng đúng các biện pháp, phương pháp phù hợp. Vào quá trình phân loại, xử lý. Nhằm giảm thiểu phần nào lượng chất thải. Đang bị tồn động trong môi trường. Cũng như là lượng chất thải rắn đang, sắp được thải ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất. Qua đó giúp môi trường sống chúng ta trở nên xanh – sạch – đẹp. Giúp hạn chế các mối nguy hại về môi trường, sức khỏe đời sống con người và động – thực vật.
Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương