ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động môi trường
Tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường là hoạt động của chủ dự án, theo đó chủ dự án sẽ cung cấp thông tin về dự án, những tác động tích cực có khả năng xảy ra khi triển khai dự án, những giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực;
Dự báo những tác động tích cực của dự án, đồng thời lắng nghe ý kiến, sự phân tích, đánh giá của những đối tượng liên quan về những tác động của dự án.
Tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường nhằm huy động các bên có liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định để bảo đảm cho dự án có tính minh bạch, công bằng, bình đẳng, hợp tác và khả thi;
Thu thập thông tin có liên quan đến nội dung dự án và những thông tin về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn (văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị … ) tại địa bàn dự án;
Tìm kiếm và huy động sự đóng góp của các bên có liên quan về các biện pháp duy trì các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực do dự án tạo ra, đặc biệt là những kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa của nhân dân địa phương…
Như vậy, tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường là quá trình tham gia của cộng đồng trong việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Và trao đổi thông tin giữa chủ dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó với các bên có liên quan đến dự án.
1. Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường bao gồm:
– Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm:
+ Cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án;
+ Cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra;
+ Cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án;
+ Cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.
Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến;
– Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án;
+ Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý;
+ Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi;
+ Cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có);
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với các dự án có liên quan đến yếu tố an ninh – quốc phòng (nếu có).
Việc tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua hình thức tham vấn bằng văn bản.
2. Nội dung tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 2 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như sau:
– Vị trí thực hiện dự án đầu tư;
– Tác động môi trường của dự án đầu tư;
– Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
– Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
– Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư bao gồm: Phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản hoặc chôn lấp chất thải, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đối với dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP gồm:
(1) Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:
Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại mục 2 đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để:
Tham vấn các đối tượng quy định tại mục 1, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị đăng tải của chủ dự án, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định có trách nhiệm đăng tải nội dung tham vấn.
Việc tham vấn được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; hết thời hạn tham vấn, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử có trách nhiệm gửi kết quả tham vấn cho chủ dự án;
(2) Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến:
Chủ dự án chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP trước thời điểm họp ít nhất là 05 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường kể từ khi nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường cho đến khi kết thúc họp lấy ý kiến.
Chủ dự án có trách nhiệm trình bày nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường tại cuộc họp tham vấn. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp và các phản hồi, cam kết của chủ dự án phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp tham vấn cộng đồng theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
(3) Tham vấn bằng văn bản:
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến các đối tượng theo quy định tại điểm b khoản 1 khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP kèm theo văn bản tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Ngoài việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án, tham vấn các tổ chức chính trị – xã hội tại nơi dự án hoạt động, tùy từng loại dự án, chủ đầu tư phải tham vấn thêm địa phương liền kề, các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn.
* Dự án liên tỉnh, phải tham vấn tỉnh liền kề
Theo Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án có tính liên tỉnh, ngoài các đối tác tham vấn theo quy định, chủ đầu tư dự án phải tham vấn thêm UBND cấp tỉnh liền kề.
Cụ thể, đối với các dự án đầu tư có hoạt động nhận chìm vật, chất ở biển; dự án đầu tư có tổng lưu lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên, xả trực tiếp nước thải vào sông liên tỉnh, sông giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ.
Chủ dự án thực hiện tham vấn thêm ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc biển ven bờ để phối hợp giải quyết những vấn đề môi trường trong khu vực.
Ngoài ra,
Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện liên tỉnh, liên huyện, chủ dự án chỉ thực hiện tham vấn trên trang thông tin điện tử và tham vấn bằng văn bản đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên.
Đối với các dự án đầu tư nằm trên vùng biển, thềm lục địa chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ dự án chỉ thực hiện tham vấn trên trang thông tin điện tử và tham vấn bằng văn bản đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất thải vào bờ của dự án.
* Dự án phải tham vấn thêm chuyên gia
Nghị định 08/NĐ-CP quy định, đối với các dự án quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Có lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên. Hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên,
Chủ dự án thực hiện tham vấn ít nhất 05 chuyên gia, nhà khoa học. Liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.
Đối với các dự án còn lại quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Chủ dự án thực hiện tham vấn ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa học. Liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.
Theo Phụ lục II của Nghị định 08/NĐ-CP. Có 3 mức cho loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Mức 1
Gồm các cơ sở làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại, chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO);
Sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế hoặc sinh khổi; sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón hóa học;
Hóa chất bảo vệ thực vật; sản xuất vải sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi); sản xuất da (có thuộc da); khai thác dầu khí, khí đốt tự nhiên; lọc hóa dầu, nhiệt điện than…
Mức 2
Gồm các cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải rắn nguy hại; phá dỡ tàu biển cũ; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuát; mạ (có công đoạn mài sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất); sản xuất pin, ắc quy, xi măng.
Mức 3 gồm các cơ sở chế biến mủ cao su; sản xuất tinh bột sắn, bột ngọt; bia, nước giải khát có gas; cồn công nghiệp; sản xuất đường mía; chế biến thủy hải sản; giết mổ gia súc quy mô công nghiệp; chăn nuôi giá súc, gia cầm quy mô công nghiệp; sản xuất kinh kiện, thiết bị điện tử.
* Dự án phải tham vấn thêm tổ chức chuyên môn
Đối với các dự án có nguy cơ bồi lắng, xói lở hoặc xâm nhập mặn. Do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
Dự án có hoạt động nhận chìm vật, chất nạo vét xuống biển. Có tổng khối lượng từ 5.000.000 m3 trở lên; Các dự án có lưu lượng nước thải công nghiệp. Từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên (Trừ các trường hợp. Đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước làm mát và nước thải của dự án nuôi trồng thủy sản)
Hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờ trở lên. Chủ dự án phải lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn. Về kết quả tính toán của mô hình được áp dụng.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển. Từ 01 ha trở lên. Chủ dự án phải lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn. Về tác động của việc thực hiện dự án tới đa dạng sinh học.
Đối với các dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Chủ dự án chỉ thực hiện tham vấn theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này
Và tham vấn thêm Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.