TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

637 Lượt xem

TÁC ĐỘNG TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Hoạt động khai thác khoảng sản. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam . Trong những năm qua, hoạt động khai khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải…làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.

 

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, NƯỚC

Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và  nước.

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

 

 Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản  tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,… là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.

Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng  các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần.

Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn – sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.

Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp.

Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như Hg, As, Pb v.v… mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng

Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất như đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, … đã gây những tác động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước. Nhìn chung quy trình khai thác đá còn lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, nhiều khí hàm lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép.

 

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÁC

Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn  đến sự suy thoái môi trường.

Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ.

Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ.

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

 

Hoạt động khai thác khoáng sản là một  trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác.

Bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất nông nghiệp, thải nước từ các hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng ,

Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động công nghiệp không giống các hoạt động công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu.

Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến khối lượng đất đá thải vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất. Chất thải rắn, không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất, đá. Đặc biệt ở những khu vực khai thác “thổ phỉ”, tình hình còn khó khăn hơn nhiều.

Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận.

Khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi trường xã hội.

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

 

Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v….

Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước .

Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng, khai thác cát từ lòng sông đã ngăn cản, làm thay đổi dòng chảy, gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt cục bộ.     

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

 

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Trước hết, nên khai thác mỏ ít chất thải. Bởi một thách thức lớn phải giải quyết trong quá trình khai thác mỏ. Là quản lý chất thải rắn trong mỏ. Ngành công nghiệp khai thác mỏ hàng năm. Tạo ra một khối lượng đất đá thải rất lớn. Do phải bóc lớp đất phủ. Và quặng nghèo không đáp ứng yêu cầu chế biến trong khai thác lộ thiên.

Trong đất đá thải chứa nhiều tạp chất khác nhau. Nên phải được quản lý theo một quy trình nghiêm ngặt. Để ngăn ngừa ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.

Việc chuyển đổi từ khai thác lộ thiên sang hầm lò. Sẽ hạn chế và giảm thiểu tác động đến môi trường. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm do đất đá thải gây ra. Tài nguyên khoáng sản ở độ sâu vừa phải. Được khai thác bằng phương pháp lộ thiên ở giai đoạn trước. Nay đã cạn kiệt nên phải khai thác tài nguyên khoáng sản ở độ sâu lớn. Nằm trong lòng đất bằng phương pháp hầm lò.

Hiện nay, các mỏ than đang phải lựa chọn phương pháp khai thác hầm lò. Hoặc phương pháp kết hợp lộ thiên và hầm lò. Để khai thác than trong điều kiện than ở độ sâu không lớn. Đang cạn kiệt và đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng hàng năm.

Khai thác mỏ cần được tối ưu hóa. Vì nước phải được tiêu thụ, sử dụng có hiệu quả. Đồng thời áp dụng công nghệ tái sử dụng nước một cách tối đa. Các thiết bị sử dụng trong mỏ phải bảo đảm yêu cầu tiêu hao năng lượng thấp. Mạnh dạn thay thế thiết bị cũ, lạc hậu không bảo đảm yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Và thải ít chất thải ra môi trường xung quanh.

Các doanh nghiệp sau khi khai thác có nghĩa vụ đóng cửa mỏ. Bảo đảm mục đích loại bỏ những tác động lâu dài đến môi trường. Phục hồi lại đất đai để có thể đáp ứng yêu cầu trồng trọt, canh tác. Hoặc các mục đích phù hợp khác. Bảo đảm việc sử dụng đất được phê duyệt. Bảo đảm cảnh quan được trở lại trạng thái ban đầu trước khi khai thác.

Nhằm từng bước khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong khai thác, chế biến khoáng sản. Đồng thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới. Cần khẩn trương rà soát Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Và cơ cấu tổ chức của các bộ có liên quan

Theo hướng phân công cụ thể trách nhiệm, tập trung quản lý thống nhất đầu mối quốc gia. Khắc phục sự phân tán, chồng chéo về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực quản lý môi trường các cấp, nhất là tập trung vào cấp quận, huyện, xã, phường.

Tiếp tục rà soát các quy định về ký quỹ phục hồi môi trường. Trong hoạt động khai thác khoáng sản. Theo hướng quy định cụ thể về định mức trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Và cần làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường. Của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Đồng thời, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật. Và đưa ra các sáng kiến, giải pháp phù hợp trong quá trình khai thác mỏ. Bảo đảm phát triển bền vững ngành khai khoáng trong quá trình Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước.

 

Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(01:42 28/04/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Khói mù quang hóa là gì? Khói mù quang hóa, được gọi dưới tên...
(02:32 15/09/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI Nước thải chăn nuôi   Giới thiệu về ngành chăn...
(08:38 01/11/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ĐẤT ĐANG BỊ SA MẠC HÓA Sa mạc hoá – Hiện nay khi môi...
(05:35 06/03/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) STYRENE LÀ GÌ? Styrene là một chất lỏng không màu đến màu vàng có vị...
(01:08 10/05/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NITRITE LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN – TÁC HẠI VÀ CÁCH XỬ LÝ Nitrite là...
(07:41 03/02/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ĐỘC TÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CROM (CHROME)   NGUỒN GỐC CỦA CROM (CHROME)...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi