Luật môi trường 2020: Cần sử dụng bao bì đựng rác có thu phí
Theo như dự thảo sửa đổi luật môi trường năm 2020 thì đơn vị môi trường có quyền từ chối thu gom rác của người dân nếu các hộ dân không phân loại tại nguồn và sử dụng bao bì đúng quy định.
Dự thảo luật môi trường sửa đổi năm 2020
Theo như dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 được đệ trình Thường vụ Quốc hội. đã đưa ra quy định quản lý chất thải khắt khe hơn từ khi phát sinh, thu gom, đến tái chế, tiêu hủy theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Ngoài ra còn có một nôi dung đáng chú ý đó là yêu cầu Người dân nên sử dụng bao bì đựng rác có thu phí.
1. Quy định phân loại rác thải tại nguồn
Dự thảo quy định mỗi gia đình, hộ dân phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chia làm bốn nhóm chính
- Chất thải rắn có khả năng tái chế: Chai nhựa…..
- Chất thải thực phẩm: Cơm thừa, rau quả….
- Chất thải cồng kềnh: Bàn ghế, tủ giường….
- Chất thải rắn sinh hoạt thông thường.
– Dự thảo Luật này đã đưa ra quy định cụ thể với từng loại, như chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường và các loại chất thải thông thường. Quy định kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải được thu thông qua giá bán bao bì, thiết bị chứa, đồng nghĩa hộ nào phát sinh nhiều chất thải, sử dụng nhiều bao bì sẽ phải trả nhiều tiền hơn.
– Dự thảo Luật lần này cũng quy định đối với khu vực nông thôn thì chất thải thực phẩm được phân loại và có thể sử dụng làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi, biogas .hoặc các mục đích khác phù hợp.
Những quy đinh này đang được các nước pháp triển áp dụng
Bạn đã biết dịch vụ tư vấn môi trường hay chưa?
2. Phương pháp tiến hành
Dự thảo Luật môi trường năm 2020 quy định cụ thể sẽ giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện căn cứ vào điều kiện của địa phương mà đưa ra các quy định cụ thể màu sắc, kích thước, hình dáng đối với bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải. Ngoài ra còn lựa chọn hoặc ủy quyền cho một đơn vị sản xuất và xử lý chất thải theo quy định.
Hiểu cách đơn giản thì UBND cấp tỉnh lựa chọn sẽ sản xuất và bán bao bì, thiết bị đựng chất thải theo như quy định của nhà nướ . Giá bán bao gồm giá thành sản xuất, kinh doanh và giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Về cơ bản chính phủ đưa ra các mức giá cho phù hợp với từng điều kiện của các khu vực
Do tình hình kinh tế – xã hội của các đô thị khác với nông thôn, nên nguyên tắc nêu trên sẽ được thực hiện tại các đô thị có điều kiện trước, nông thôn áp dụng sau.
Đối với các hộ gia đình
Theo như quy định thì Các hộ dân phải mua loại bao bì để sử dụng trong quá trình thu gom, đổ rác của mình. Đối với các trường hợp hộ gia đình không phân loại thì phải sử dụng bao bì, thiết bị chứa chất thải đối với chất thải rắn, tương ứng với việc bị xử phạt theo như quy định của pháp luật
Bạn có muốn tham khảo thêm quy đinh quan trắc môi trường hay không?
3. Sự cần thiết của quy định
Trên thực tế dự thảo đã khuyến khích tổ chức, cá nhân giảm thiểu tối đa và đưa ra các giải pháp tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế lượng chất thải phải thải ra môi trường, đồng thời thực hiện đúng các nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Việc thu phí này cũng sẽ góp phần bù đắp một phần kinh phí cho ngân sách Nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đây là mô hình được áp dụng và đang thực hiện ở các nước phát triển trong đó có Nhật Bản và Hàn quốc
Để có đúng với thời điểm hiện tại thì cần phải thay đổi . Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2014, có hiệu lực đầu năm 2015. Dự kiến, dự án Luật sửa đổi sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp khai mạc cuối tháng 5 năm 2020