Luật môi trường “Người nào gây ô nhiễm người đó trả tiền”
Luật môi trường “Người nào gây ô nhiễm người đó trả tiền”
Cần phải sửa đổi, bổ sung để phát triển đất nước
Theo như đề xuất của bộ Tài Nguyên và Môi trường trong dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã đệ trinh lên quốc hội về Việc quản lý chất thải từ khi phát sinh, thu gom, đến tái chế, tiêu hủy nên được thực hiện theo nguyên tắc “người nào gây ô nhiễm người đó phải trả tiền”.
“Nhà nước bỏ ra một đồng để phát triển kinh tế, nhưng nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường tốt có khi phải bỏ ra 10 đồng để xử lý” trích lời Phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu phiên họp thường vụ Quốc Hội 21/4
Phó chủ tịch quốc hội phát biểu tại cuộc họp
Bạn có biết những phương pháp xử lý nước thải hiện nay
Được nhiều người ủng hộ
Đây là dự thảo mà được rất nhiều người ủng hộ trong đó có Thường trực Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội cũng đã đồng tình với đề xuất trên, Và nên phát triển theo hướng “tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải”.
Nói về vấn đề này ông Phan Thanh Bình -Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội, Đã cho rằng dự án Luật này là tiến bô, Dự luật đã không nên chỉ dừng lại ở quản lý nhà nước mà còn ” nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường, từ đó có thể đảm bảo phát triển bền vững chứ không thể để tình trạng quang rác ra đường rồi mới xử phạt”.
Có thể nhận thấy dự thảo chưa được ban hành nhưng đã được nhiều người đồng tình ủng hộ. Hiện nay dự thảo vẫn cần được bổ sung, hoàn thiện; trong đó cần tăng chế tài đối với những cá nhân, tập thể có vi phạm để xây dựng quỹ bảo vệ môi trường tốt hơn.Theo như Bổ trưởng Phạm Hồng Hà
Những đề xuất được đưa ra
Nhiều đề xuất cho rằng ngoài việc ban hành dự án Luật nên cần đặt vấn đề này lên hàng đầu như
- Tích cực tuyên truyền cho người dân cách bảo vệ môi trường những tác hại của việc ô nhiễm môi trường….
- Hướng dẫn cho người dân cách phân loại rác sinh hoạt từ cấp độ gia đình, Hướng dẫn cách xử lý nước thải tại chỗ….
- Vận đông người dân sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn chế mua, sử dụng những thiết bị thải khí độc ra môi trường…
- Đối với xử lý chất thải sinh hoạt hộ gia đình khu dân cư tập trung, cơ quan môi trường đề xuất quy định theo hướng thu tiền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn qua hình thức bán các túi thân thiện với môi trường.
Dù đây mới chỉ là dự thảo, nhưng theo nhiều chuyên gia phân tích. Dự thảo có thể sẽ được ban hành và thực chất đây là hình thức “thu gom theo khối lượng, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền ” được áp dụng ở nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc
Hiện nay luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2014, có bắt đầu có hiệu lực đầu năm 2015. Dự kiến, dự án Luật sửa đổi sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp khai mạc cuối tháng 5.
Bạn đã biết về các quy định quan trắc môi trường hay chưa?