LUẬT THAY ĐỔI TÀI NGUYÊN NƯỚC
LUẬT THAY ĐỔI TÀI NGUYÊN NƯỚC. DỰ KIẾN NỘI DUNG MỚI TRONG THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC.
Luật thay đổi tài nguyên nước. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xin ý kiến Thông tư thay thế. Thông tư 47/2017/TT-BTNMT. Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Với những chính sách mới chính sách mới như. Quy định lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát. Sửa đổi, bổ sung các thông số giám sát, tần suất giám sát. Cũng như hình thức giám sát cho phù hợp với thực tiễn. Bổ sung các điều kiện hỗ trợ cho việc quản lý hệ thống giám sát liên quan đến công nghệ thông tin. Cũng như quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Tạo điều kiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Cho doanh nghiệp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Luật Tài nguyên nước
17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 tạo hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội về ngành quản lý tài nguyên nước. Một trong những chính sách quan trọng được giao tại Điều 28 Luật Tài nguyên nước cho Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về quan trắc, giám sát tài nguyên nước nhằm bảo vệ tài nguyên nước quốc gia trong công tác khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Do đó,
Ngày 07/11/2017, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Sau 03 năm triển khai thực hiện cho thấy công tác bảo vệ tài nguyên nước đã được triển khai hiệu quả bằng công tác giám sát, nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân; là công cụ pháp lý quan trọng phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc theo dõi, đánh giá việc tuân thủ Giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước của doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được
Thì vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết được, đặc biệt là việc tuân thủ triệt để những quy định đã được ban hành trong Thông tư 47/2017/TT-BTNMT. Do đó, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc lắp đặt hệ thống giám sát cũng như giảm thiểu do ảnh hưởng kinh tế từ dịch Covid diễn ra từ năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước và đang được xin ý kiến rộng rãi theo quy định hiện hành. Cụ thể các nội dung mới dự kiến:
Thứ nhất,
Về thời gian hoàn thành thủ tục kết nối, truyền dữ liệu vào hệ thống giám sát:
– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa xây dựng hệ thống giám sát hoặc đã xây dựng hệ thống giám sát nhưng chưa phù hợp thì phải hoàn thành việc xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống giám sát theo quy định tại Thông tư này trước ngày 30 tháng 9 năm 2023.
– Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm việc cập nhật thông tin của Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước vào phần cơ sở dữ liệu về thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 (đối với các giấy phép được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành) và chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành giấy phép (đối với các giấy phép được cấp sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành) để phục vụ việc đăng ký kết nối, truyền dữ liệu phục vụ giám sát của tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa thực hiện quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Thứ hai
Sửa đổi, bổ sung các thông số giám sát, hình thức giám sát. Và chế độ giám sát theo hướng giảm quy mô, lưu lượng công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện giám sát tự động, trực tuyến; sửa đổi, bổ sung hình thức giám sát đối với công trình khai thác là hồ chứa và chế độ giám sát đối với công trình khai thác là cống, trạm bơm và công trình khai thác nước mặt khác; chế độ giám sát đối với các giếng khoan có đường kính nhỏ và quy định rõ tần suất, thông số giám sát chất lượng nước.
Thứ ba
Bổ sung quy định về yêu cầu. Đối với hạ tầng mạng, máy chủ và phần mềm giám sát và quy định việc chia sẻ, khai thác dữ liệu giám sát tài nguyên nước theo tinh thần số hóa các thông tin, số liệu về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước nói riêng và số hóa ngành tài nguyên và môi trường nói chung.
Theo đó,
Quy định trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường. Trong việc chủ trì việc hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống giám sát ở địa phương. Đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống giám sát ở trung ương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Trong việc kết nối, truyền dữ liệu vào hệ thống giám sát ở trung ương. Và phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước trong việc duy trì, nâng cấp hệ thống giám sát tài nguyên nước ở trung ương.
Chi tiết nội dung Luật thay đổi tài nguyên nước, Quý khách liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN)
Nguồn: Vụ Pháp chế, Bộ TNMT.
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
CN3: Đường huyện 87, Ấp Bình Phong, Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang