NƯỚC BỊ NHIỄM CHÌ
NƯỚC BỊ NHIỄM CHÌ LÀ GÌ?
Nước nhiễm bị chì là nguồn nước chứa hàm lượng chì ( Pb) vượt mức cho phép, tức là vượt qua mức 0.015 mg/lit theo tiêu chuẩn của cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.
Chúng ta không thể dùng mắt thường để nhận biết nước nhiễm Chì , bằng cách nếm hoặc ngửi. do đó , nguy cơ cúng ta uống nước nhiễm chì mà không hay biết là rất cao.
NGUYÊN NHÂN NƯỚC BỊ NHIỄM CHÌ
Có rất nhiều nguyên nhân làm nước nhiễm chì. Trong đó nước nhiễm chì từ các đường ống rỉ sét là trường hợp phổ biến nhất.
Một đường ống làm từ chì hoặc kim loại chứa chì có thể bị ăn mòn , phát tán chì hoặc các ion chì vào nước theo nhiều cách khác nhau. Nước có khả năng hoà tan cao nên có khả năng hoà tan một lượng chì nhỏ khi nó chảy trong đường ống. nếu đường ống được làm từ chì kết hợp với đồng, nó sẽ tạo thành một hệ pin Galvanic. Trong đó , chì đóng vai trò là cực dương, đồng là cực âm, nước giống như dung dịch điện ly, sẽ khiến cho chì ăn mòn tích cực hơn.
Ngoài ra các yếu tố như oxy hoà tan , độ PH và hàm lượng khoáng chất trong nước cũng ảnh hưởng đến quá trình phát tán của chì vào nước. chẳng hạn , oxy trong nước kết hợp với chì tạo thành chì hydroxit đây là một hợp chất kết tủa , có tác dụng ngăn chặn sự phát tán của chì vào nước , nhưng chỉ có hiệu quả trong khoảng ph từ 7 đến 10.
Đặc biệt những loại nước uống đón chai có thể nhiễm chì từ dây chuyền sản xuất cũ. Mặt khác , chì có thể phát tán trong nước từ các chai nhựa rẻ tiền .
Nước nhiễm chì còn có thể do nguồn nước ngầm nhễm chì do chất thải công nghiệp nhiễm chì ngấm xuống lòng đất , thấm vào nước.
NƯỚC BỊ NHIỄM CHÌ – TÁC HẠI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ
- Khi sử dụng nước nhiễm chì trong ăn uống , vệ sinh cá nhân, chì có thể xâm nhập qua da, đặc biệt là qua đường tiêu hoá vào cơ thể con người , gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong khi mức độ hấp thụ chì ở người lớn là 3-10% thì ở trẻ em là 40-50%, đó là lý do vi sao có nguy cơ nhiễm độc chì rất cao.
- Khi uống nước nhiễm chì , chì sẽ lưu trữ trong máu , mô mềm và xương . nó tồn tại trong máu qua một vài tuần , một vài tháng ở các mô mềm và hàng năm ở xương . chì ở trong rang, xương, tóc và móng tay được ràng buộc chặt chẽ và ít gây hại.
-
Trẻ em uống phải nước nhiễm chì có thể gây ra các thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương , ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn , suy giảm thính giác và suy giảm chức năng tế bào huyết học. trẻ lớn lên có thể gặp vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động…thậm chí ngộ độc nước nhiễm chì mức độ nghiêm trọng có thể gây co giật , hôn mê và dẫn đến tử vong.
- Phụ nữ có thai uống nước nhiễm chì , chì có thể cạnh tranh trong xương , vượt qua hàng rào thau nhai, phơi nhiễm vào thai nhi làm thai nhi sinh trưởng chậm và mẹ bầu có nguy cơ sinh non.
- Người trưởng thành tiếp xúc với quá nhiều nước nhiễm chì có thể tác động lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản . tuy nhiên nếu được phát hiện nước nhiễm chì sớm, điều trị nhiễm chì có thể không để lại di chứng cho người trưởng thành.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC BỊ NHIỄM CHÌ
Phương pháp cơ học
- Nếu vòi nước tại nhà không sử dụng trong ít nhất 6 giờ liên tục, nên xả nước từ 15 – 30 giây trước khi sử dụng nước cho ăn uống
- Thiết bị cất nước (Distiller): Máy cất nước cũng được coi là thiết bị loại bỏ chì ra khỏi nước hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của máy cất nước là sử dụng điện để đun sôi nước; hơi nước được ngưng tụ trong thiết bị và nước ngưng tụ được chứa trong bình chứa của thiết bị. Nước ngưng tụ là nước sạch, các chất bẩn sẽ bị giữ lại thiết bị trong quá trình đun sôi nước và ngưng tụ hơi nước. Chi phí mua thiết bị cất nước rẻ hơn nhiều so với thiết bị lọc nước RO nhưng chi phí vận hành lại cao hơn do phải sử dụng điện nhiều để đun sôi nước và ngưng tu hơi nước.
Phương pháp hóa học
Phương pháp kết tủa hóa học kết hợp phương pháp lọc.
Phương pháp này kết tủa hóa học dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước với kim loại cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ kết tủa. Các bông kết tủa sẽ được lắng và loại bỏ ra khỏi nước dưới dạng bùn hoặc được lọc bằng phương pháp lọc nước đơn giản. Phương pháp này rẻ tiền nhưng khó áp dụng tại hộ gia đình do phải xác định và điều chỉnh được độ pH của nước.
Phương pháp trao đổi ion
- Sử dụng các vật liệu là những chất rắn không hòa tan có chứa các ion có thể trao đổi được với các ion chì trong nước.
- Lưu ý, đối với phương pháp này, nếu pH của nước nằm trong khoảng từ 7 hoặc hơn thì chì thường tồn tại ở dạng kết tủa không mang điện tích, ở dạng này thì phương pháp trao đổi ion không có hiệu quả. Nếu pH của nước nằm trong khoảng từ 10 hoặc hơn thì chì tồn tại ở dạng mang điện tích âm thì phương pháp trao đổi ion có hiệu quả tách và giữ ion chì lại trên bề mặt lớp vật liệu trao đổi ion.
- Phương pháp này đơn giản, dễ sử dụng nhưng tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
Phương pháp lọc ngược (RO – Reverse Osmosis)
Phương pháp lọc RO sử dụng lớp màng lọc thẩm thấu ngược có kích thước lỗ lọc nhỏ đủ để giữ lại các chất bẩn có trong nước và rất hiệu quả trong loại bỏ các chất bẩn vô cơ, bao gồm cả chì. Tuy nhiên, các thiết bị lọc nước RO thường khá đắt.
Phương pháp oxy hóa khử
Đây là một phương pháp thông dụng để xử lý nước có chứa kim loại nặng khi mà phương pháp vi sinh không thể thực hiện được. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên sự chuyển từ dạng này sang dạng khác bằng sự có mặt thêm electron khử hoặc mất electron.
Bằng vi khuẩn khử sulfate (KFS)
Phương pháp này dựa trên khả năng khử ion sulfat (SO42-). Đồng thời oxy hóa các hợp chất hữu cơ (lactat, actate, ethanol, methanol). Tạo ion sulfide (H2S, HS-, S2-) của vi khuẩn KFS. Ion sulfide phản ứng với ion kim loại hòa tan độc hại. Tạo kết tủa kim loại dưới dạng sulfide bền vững.
Phản ứng loại bỏ chì của vi khuẩn KFS sử dụng lactate:
2CH3CHOHCOOH + 3SO42- -> 3H2S + 6HCO3-
Pb2+ + H2S -> PbS↓ + 2H+
Ưu điểm của phương pháp này. Là giá thành xử lý thù hợp. Không tạo hóa chất tồn dư gây ô nhiễm thứ cấp. Lượng cặn tạo ra từ kết tủa sulfide không đáng kể. Kts tủa chì dưới dạng sulfide bền vững. Không những an toàn với môi trường. Mà có thể thu hồi và tái chế.
Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là quá trình hút khí bay hơi. Hoặc chất hòa tan trong chất thải lỏng lên bề mặt xốp. Vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại nặng như: Than hoạt tính, than bùn. Vật liệu vô cơ như oxit sắt, oxit mangan, tro xỉ. Bằng các vật liệu polymer hóa học hay polymer sinh học.
Phương pháp này có thể sử dụng để xử lý kim loại nặng ở nồng độ thấp. Dễ sử dụng nhưng chi phí xử lý khá cao.
Sử dụng thiết bị lọc nước
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thiết bị lọc nước khác nhau. Có thể sử dụng, lắp đặt máy lọc nước RO; lọc nước nano để xử lý nước máy trước khi sử dụng nước cho ăn uống, nấu nước.
Xét nghiệm chất lượng nước ăn uống
Nên đem mẫu nước của hộ gia đình đi xét nghiệm chất lượng nước định kỳ. Ít nhất 6 tháng/lần. Để xác định xem hàm lượng chì trong nước ăn uống của gia đình. Có nằm trong giới hạn cho phép hay không.
Để biết được nguồn nước bạn đang sử dụng có bị nhiễm Chì hay không? Hãy liên hệ với Môi Trường Tân Huy Hoàng để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
CN3: Đường huyện 87, Ấp Bình Phong, Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang