TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT LÀ GÌ?

1266 Lượt xem

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

 

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnhhưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.

 

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.

  • Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
    • Nguồn gốc tự nhiên
    • Nguồn gốc nhân tạo:
      • Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
      • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
      • Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp.
  • Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm:
    • Ô nhiễm do tác nhân hóa học.
    • Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
    • Ô nhiễm do tác nhân vật lý.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

 

3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất

  • Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.
  • Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môitrường.
  • Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽlàm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đadạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.
  • Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinhdưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đấtlà được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
  • Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
  • Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.
  • Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như As, Cd, Co, Cu, Pb, Zn … theo thờigian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.

 

4. Biện pháp khác phục ô nhiễm môi trường đất

 Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:

 

4.1. Phương pháp xử lí tại chỗ:

  • Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong không khí mạnh làm bayhơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than hoạt tính.
  • Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani, một số loại dương xỉ hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc hấp thụ chì, cỏ ba lá hấp thụ dầu,….
  • Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết các chất gây ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và sử lí riêng.
  • Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện
  • phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên như các quá trình bay hơi, thông khí, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng để phân hủy các chát gây ô nhiễm.

 

4.2. Xử lí đất bị ô nhiễm sau khi bốc khỏi vị trí:

  • Phương phấp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy các chất ô nhiễm bằng quá trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy ra một cách tự nhiên.
  • Phương pháp nhiệt.
  • Phương pháp trộn với nhựa đường
  • Phương pháp đóng khối.
  • Phương pháp bóc và chôn lấp.

 

4.3. Điều tra và phân tích đất:

Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để đánh giá.

 

4.4. Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm:

  • Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sảnxuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận.
  • Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp).

 

4.5. Làm sạch hóa đồng ruộng:

  • Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.
  • Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó
  • Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy
  • Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ.
  • Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất.

 

4.6. Đổi đất lật đất:

Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.

 

4.7. Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật:

  • Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất.
  • Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các hcaats có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd. Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất.

 

4.8. Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thái

 

4.9. Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón đúng cách

  • Bón phân theo kết quả phân tích môi trường.
  • Sử dụng giống cây trồng thích hợp.
  • Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ).
  • Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm.
  • Quản lý nước thích hợp.

 

4.10. Tuyên truyền bảo vệ môi trường

 

4.11.  Thực hiện luật Môi trường

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.

Bài viết khác
(01:06 29/09/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) TỤ CẦU VÀNG – STAPHYLOCOCCUS AUREUS Tụ cầu vàng – staphylococcus aureus   1....
(02:45 04/05/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI Ô NHIỄM? NGUYÊN NHÂN VÀ...
(02:46 15/05/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) XYANUA LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XYANUA Xyanua là gì? Những điều...
(12:47 24/10/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG Phân loại dự án đầu tư công...
(02:49 25/05/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU MỠ, NGUỒN GỐC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Nước thải...
(01:32 20/09/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) HỒ SƠ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Quy định phí thẩm định...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi