TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

PHÁ RỪNG ĐẦU NGUỒN – HẬU QUẢ

12242 Lượt xem

PHÁ RỪNG ĐẦU NGUỒN – HẬU QUẢ

 Phá rừng đầu nguồn và hậu quả

 

RỪNG LÀ GÌ?

  • Phá rừng đầu nguồn – Rừng là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.
  • Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.

 

PHÁ RỪNG ĐẦU NGUỒN – VAI TRÒ CỦA RỪNG LÀ GÌ?

  • Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:
  • Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
  • Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
  • Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
  • Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
  • Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
  • Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

 

PHÁ RỪNG ĐẦU NGUỒN – HIỆN TRẠNG CHẶT PHÁ RỪNG LÀ THẾ NÀO?

PHÁ RỪNG ĐẦU NGUỒN

 

  • Phá rừng là hoạt động chặt cây vĩnh viễn để lấy đất sử dụng cho mục đích khác. Phá rừng xảy ra trên khắp thế giới, mặc dù rừng mưa nhiệt đới được đặc biệt nhắm đến. Nếu cứ đà chặt phá rừng diễn ra như hiện nay thì các khu rừng nhiệt đới trên thế giới sẽ biến mất hoàn toàn sau ít nhất 100 năm, theo National Geographic.
  • Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với con người và sinh vật như thế nào 3
  • Các quốc gia có nạn phá rừng đáng kể trong năm 2016 bao gồm Brazil, Indonesia, Thái Lan, Cộng hòa Dân chủ Congo và các khu vực khác của Châu Phi, và một phần của Đông Âu, theo GRID-Arendal, một trung tâm hợp tác của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. Quốc gia có nạn phá rừng nhiều nhất là Indonesia.
  • Kể từ thế kỷ trước, Indonesia đã mất ít nhất 39 triệu mẫu Anh (15,79 triệu ha) đất rừng, theo một nghiên cứu của Đại học Maryland và Viện Tài nguyên Thế giới. Hậu quả của việc phá rừng để lại là không nhỏ, ảnh hưởng đến sinh vật và cả con người

 

HẬU QUẢ CUẢ VIỆC PHÁ RỪNG LÀ GÌ?

Dưới đây là 4 tác hại của việc phá rừng phổ biến nhất. Thông qua xói mòn đất, có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thủy và các vấn đề khác; thông qua sự gián đoạn chu kỳ nước, có thể dẫn đến sa mạc hóa và mất môi trường sống; thông qua phát thải khí nhà kính, góp phần thay đổi khí hậu toàn cầu; và thông qua mất mát đa dạng sinh học, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng và mất vẻ đẹp tự nhiên.

 

Gây xói mòn đất

  • Có rất nhiều hoạt động của con người gây ra tình trạng đất bị xói mòn tuy nhiên chặt phá rừng đầu nguồn để lại hậu quả nặng nề nhất. Chỉ trong khoảng 50 năm trở lại đây, diện tích rừng của nước ta đã giảm đi đáng kể, độ che phủ rừng của năm 1943 là 42,6% nhưng đến năm 1993 thì con số này chỉ còn lại 27,7%.
  • Tình trạng mất rừng đã dẫn đến hậu quả là thiên tai, xói mòn đất nghiêm trọng, khí hậu nhiều địa phương biến đổi thất thường. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều nơi bị cạn kiệt, đất đai bị rửa trôi, xói mòn gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp
  • Xói mòn đất do hậu quả của phá rừng đầu nguồn
  • Độ che phủ rừng bị giảm đi không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn đánh mất giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sự đa dạng sinh học của nước ta

 

Phá vỡ chu kỳ nước

  • Chu trình nước là quá trình mà tất cả nước trên trái đất được phân phối. Nước từ các đại dương trên Trái đất cũng như từ bề mặt của các nơi chứa nước ngọt bốc hơi và ngưng tụ thành mây. Cây cối và các loại thực vật khác cũng trích xuất nước ngầm và giải phóng nước đó vào khí quyển trong quá trình quang hợp. Sau đó, mây tạo ra mưa ngấm vào mạch nước ngầm và trả lại nước về biển
  • Tuy nhiên khi rừng bị phá hủy, số lượng cây lớn bị đốn hạ thì lượng nước lưu trữ và thải vào khí quyển không còn nữa. Điều này có nghĩa là khi những khu rừng bị chặt phá, nơi từng có đất ẩm, màu mỡ và nhiều mưa sẽ trở nên cằn cỗi.
  • Hậu quả của việc chặt phá rừng trong trường hợp này làm thay đổi khí hậu gọi là hiện tượng sa mạc hóa. Điều kiện khô cằn như vậy làm tăng nguy cơ hỏa hoạn trên đất than bùn dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật sống trong rừng

Khí thải nhà kính

  • Các khí nhà kính như metan và carbon dioxide là các loại khí giữ nhiệt trong khí quyển Trái đất, dẫn đến thay đổi khí hậu toàn cầu. May mắn thay, ngoài việc giải phóng oxy và nước vào khí quyển, cây còn hấp thụ carbon dioxide. Trong khi cây vẫn còn sống, chúng hoạt động như các bộ lọc khí nhà kính hiệu quả.
  • Khi rừng bị chặt phá, không còn cây nữa thì carbon dioxide được lưu trữ trong thân và lá của chúng được thải vào khí quyển, góp phần thêm vào sự tích tụ khí nhà kính đồng thời carbon dioxide trong khu vực đó không còn có thể được hấp thụ như trước đây.
  • Biến đổi khí hậu toàn cầu, do sự tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển Trái đất ảnh hưởng đến động vật hoang dã, thực vật và con người thông qua thay đổi thời tiết và tăng khả năng xảy ra thảm họa tự nhiên. Người ta ước tính rằng nạn phá rừng gây ra tới 30% vào lượng khí thải nhà kính toàn cầu mỗi năm.

 

Mất đa dạng sinh học

  • Khả năng thích nghi với môi trường sống của sinh vật là rất quan trọng. Đây là cách mà sự sống trên trái đất phát triển từ vùng lãnh nguyên Bắc cực đến vùng sa mạc khô cằn nóng rát. Tuy nhiên sự thích nghi này cần một khoảng thời gian khá dài
  • Phá rừng làm thay đổi môi trường sống của sinh vật quá nhanh khiến chúng không kịp thích ứng với môi trường mới. Điều này có nghĩa là khả năng chúng sống sót được là rất thấp. Nếu khu vực sinh sống của 1 loài bị phá hủy hoàn toàn thì khả năng chúng bị tuyệt chủng là rất cao. Điều này gây ra sự mất đa dạng sinh học
  • Gây mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một loài ếch nhỏ bị tuyệt chủng, nó có thể ảnh hưởng đến quần thể động vật ăn thịt như chim sống dựa vào ếch để làm thức ăn. Một số loài thực vật có thể dựa vào những con chim để gieo hạt giống và cũng có thể bị thiệt hại về số lượng. Mỗi phần của một hệ sinh thái phụ thuộc vào các phần khác, mất một loài có thể gây hậu quả sâu rộng cho các loài khác.
  • Điều đáng chú ý là những mất mát về đa dạng sinh học có thể dẫn đến điều mà một số người sẽ tranh luận là hậu quả tồi tệ nhất của nạn phá rừng – mất vẻ đẹp tự nhiên. Những khu rừng hoang dã là những nơi đáng kinh ngạc, tràn ngập đủ loại cuộc sống. Ở những nơi như Amazon, các loài mới được phát hiện gần như hàng năm. Cuộc sống này thật đẹp và đáng kinh ngạc để tìm hiểu, nhưng nó chỉ có thể được bảo vệ nếu mọi người làm việc để ngăn chặn nạn phá rừng tràn lan.
  • Việc tài nguyên rừng bị suy giảm để lại hậu quả vô cùng to lớn. Đầu tiên là làm giảm sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Khi rừng bị chặt phá. Các loài động vật sinh sống tại đây cũng mất nơi ở phải rời đi nơi khác. Các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Việc phá rừng làm giảm nguồn thức ăn của nhiều sinh vật. Đặc biệt tại các vùng rừng ngập mặn. Việc phá rừng làm giảm sản lượng của các loài thủy hải sản tại khu vực này. Ảnh hưởng nền kinh tế đất nước.
  • Suy thoái rừng cộng với dân số tăng nhanh. Lượng khí thải thải ra ngoài môi trường tăng lên đáng kể. Gây ra các hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Các loại khí thải từ các nhà máy xí nghiệp. Từ các loạt động sản xuất của con người khi thải vào không khí. Dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng với thành phần khí thải CO2, SO2,NO,… Tuy nhiên sẽ được giảm bớt qua quá trình hô hấp của các cây xanh. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác rừng là máy lọc khí của người dân, mất rừng người dân phải hít không khí ô nhiễm.
  • Nước ta có đường bờ biển dài tiếp giáp với biển Đông. Là một phần của Thái Bình Dương. Nên bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh hưởng bởi các thiên tai, bão lũ. Việc diện tích đất rừng bị suy giảm. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống bão lũ của nước ta. Bão lũ sẽ càn quét trên diện rộng. Và con số thiệt hại sau mỗi trận bão là không thể đo lường được.
  • Mất rừng làm cho diện tích phủ xanh bị giảm bớt. Nhiệt độ trái đất nóng lên với nồng độ các khí độc hại lớn. Thúc đẩy hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mất rừng hay suy thoái rừng đều gây ra hiện tượng sa mạc hóa. Làm nghèo đói các nguồn đất ở nhiều nơi. Ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp.
  • Rừng có tác dụng cân bằng ổn định dòng nước ngầm. Vì thế việc mất rừng đồng nghĩa với việc tài nguyên nước bị ảnh hưởng. Các mạch nước ngầm bị tác động tiêu cực. Hiện nay có những hiện tượng thiếu nước trong mùa khô. Và lũ lụt trong mùa mưa tại nhiều khu vực có diện tích đất rừng giảm.
Nói tóm lại mất rừng gây ra bao nhiêu hậu quả. Xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường sinh sống. Hiện tượng trái đất nóng dần lên. Nạn đói kém, động vật trong rừng không có nơi sinh sống. Bỏ rừng vào buôn làng giết hại người dân. Phá hoại tài sản, hủy hoại lâm sản. Cũng như gây mất cân bằng sinh thái trầm trọng. Không có nguồn cây xanh để làm sạch không khí. Làm lượng CO2 thải vào môi trường lên tới con số hang tỷ tấn mỗi năm.

Trước những nhu cầu cấp cấp thiết của việc bảo vệ môi trường nói chung. Và việc bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn sinh thái nói riêng. Để góp phần hạn chế các hậu quả của việc tàn phá, hủy hoại môi trường rừng. Và nguy cơ dẫn đến biến đổi khí hậu.

Đây là nhiệm vụ không phải chỉ riêng nhà nước. Mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng. Và của mọi người dân. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Qua bài viết này Tân Huy Hoàng đã cung cấp cho bạn đọc rất nhiều thông tin. Về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với con người và sinh vật như thế nào?

Để biết thêm chi tiết. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(02:02 17/11/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) SONG CHẮN RÁC TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Song chắn rác là...
(12:55 19/11/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ ĐỤC VÀ TSS Độ đục và TSS là những...
(01:12 19/08/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI ẢNH HƯỞNG CỦA...
(12:36 22/10/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) MƯA AXIT LÀ GÌ? Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có...
(01:55 25/02/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) XỬ LÝ BỤI CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚT Xử lý bụi công nghiệp...
(02:01 24/04/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) CHẾ PHẨM VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀ GÌ? Chế phẩm vi sinh...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi