Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bò
Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi bò nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa bò và thịt bò cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành chăn nuôi bò đã và đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn trước. Hiện nay, có hàng trăm trang trại bò với đủ quy mô, chính vì vậy mà vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi bò cũng được đưa lên thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Sau đây, Tân Huy Hoàng xin giới thiệu hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bò hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các trang trại chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ.
Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi bò
Nguồn gốc nước thải chăn nuôi bò phát sinh từ quá trình vệ sinh bò, vệ sinh chuồng trại, máng ăn,..
Trong nước thải chứa các chất thải của bò, vụn thức ăn, rơm, trấu cỏ,..
Tính chất của nước thải bò
- Nước thải chăn nuôi bò có nồng độ BOD, COD cao
- Các chất cặn rắn có trong nước thải khiến nước luôn có màu nâu đục.
- Nước thải chăn nuôi bò có chứa nhiều nồng độ chất dinh dưỡng N
- Nước thải có chưa các vi sinh vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây các bệnh lý cho bò: thương hàn, tiêu chảy, bại liệt,..
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò
Thông thường nước thải bò sẽ được đưa vào hầm Biogas trước khi qua hệ thống xử lý hoặc trải qua quy trình tách phân để xử lý riêng, nước thải sau đó mới được đưa vào hệ thống xử lý.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò như sau:
Sau khi được xử lý ở hầm Biogas, nước thải chăn nuôi bò sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ những loại rác có kích thước lớn tránh trường hợp làm tắc nghẽn hệ thống, nước thải tiếp tục đến hố thu gom rồi chảy ra bể điều hòa.
- Bể điều hòa thực hiện nhiệm vụ điều khiển nồng độ và lưu lượng nước thải, tại đây được trang bị máy thổi khí, để sục khí liên tục tránh làm sốc tải trọng của các vi sinh vật. Nước thải tiếp tục di chuyển sang bể sinh học UASB.
- Bể UASB tại bể này xảy ra quá trình kỵ khí. Nước thải chăn nuôi xử lý ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các phản ứng thủy phân, axit hóa và tạo Methane. Nước thải tiếp tục chảy qua bể Aerotank.
- Bể Aerotank chứa các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiến hành xử lý các chất hữu cơ. Tại đây sẽ diễn ra quá trình tạo bông bùn. Nước thải tràn qua bể lắng. Nước thải sau khi xử lý tại bể UASB và Aerotank đạt hiệu suất xử lý BOD và COD lên đến 85%.
- Bể lắng diễn ra quá trình lắng, các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể và được thu gom vận chuyển đến bể chứa bùn và xử lý định kỳ. Còn nước thải sẽ tràn qua máng cưa đến bể khử trùng.
- Bể khử trùng tại đây người ta hòa Javen vào nước thải để khử trùng triệt để các vi khuẩn, vi sinh vật,.. nước thải được dẫn đến hồ sinh học.
- Hồ sinh học có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu và vô cơ còn sót lại bằng phương pháp tự nhiên ao hồ. Hồ sinh học có cơ chế hoạt động như hồ thủy sinh. Nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp sẽ đạt quy chuẩn 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi.
Để có thể đưa ra một quy trình xử lý nước thải chăn nuôi mang lại hiệu quả tối ưu, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của nhà nước và đồng thời phù hợp với điều kiện tài chính của trang trại chăn nuôi. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0902 695 765 – 0904 377 624 của Tân Huy Hoàng để được tư vấn và hỗ trợ.