Đồng Nai: Tiếp tục tăng cường quản lý xử lý chất thải rắn thông thường
Tình hình xử lý chất thải rắn ở Đồng Nai
Theo báo cáo đầu năm 2020 của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai Trong năm 2019, khối lượng xử lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào khoảng 1867/1.885 tấn/ngày chiếm 99% rác thải được xử lý.
Trong đó khôi lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được xử lý tại các khu xử lý khoảng 1.550 tấn/ngày, tỷ lệ chôn lấp khoảng 30%; khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường khoảng 1.095 tấn/ngày cũng đã được thu gom, xử lý 100%
Tình trạng xự lý chất thải vẫn còn nhiều khó khăn
Kế hoạch số 12472 của UBND tỉnh Đồng Nai
Căn cứ theo Quyết định số 491/QĐ- TT của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn Ngày 16/11/2018 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 12472 quản lý xử lý chất thải giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2050.
Mục tiêu chính của kế hoạch
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thực hiện phân loại chất thải các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại
- Bảo đảm công tác quản lý chất thải rắn đã được thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý của tỉnh.
- Không ngừng nâng cao và đảm bảo được tỷ lệ thu gom, xử lý – tái chế. nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu Cấp ủy, Chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, mỗi người dân trong thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chống chất thải nhựa.
- Việc đầu tư hệ thống quản lý chất thải rắn phải có trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn cụ thể, tránh dàn trải, kém hiệu quả.
- Quản lý chất thải rắn nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới sự phát triển bền vững của địa phương.
Nhiệm vụ xử lý chất thải
Xử lý chất thải theo hướng công nghiệp hóa
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 9 khu xử lý chất thải theo quy hoạch và đã và đang thu hút được 16 dự án đầu tư. UBND tỉnh chủ trương xem xét đệ rinh lến các dự án xử lý chất thải theo hương công nghệ mới theo hình thức Đối tác Công tư (PPP), Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO) để các dự án sớm đi vào hoạt động
Theo như được biết UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ TN&MT yêu cầu các chủ dự án đảm bảo việc đầu tư đầy đủ các hạng mục như yêu cầu, công trình phân loại, tái chế, xử lý chất thải, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp dưới 15% theo QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xây dựng vUBND tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Bộ, ngành Trung ương sớm có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải đầu tư các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải theo hướng thân thiện môi trường, đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
Nguy cơ ô nhiễm luân thường trực
+ Công nghệ thu gom đang còn thô sơ, chủ yếu là các phương tiện có tải trọng nhỏ, thô sơ chủ yếu là xe tải 550 kg, xe 3, 4 bánh tự chế và thùng 660 lít.
+ Những điểm tập kết còn hạn chế, gây ô nhiễm chưa được đầu tư xây dựng theo quy chuẩn
Biện pháp xử lý chất thải
- Chuyển sang hình thức đầu thầu xử lý chất thải đối với cơ sở theo Văn bản số 11435 ngày 6/11/2017 của UBND tỉnh
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xử lý chất, giảm tỷ lệ chôn lấp
- Tiếp tục tăng cường phân loại xử lý theo những hướng công nghệ phù hợp
- Xây dựng các điểm trung chuyển, tập kết đúng quy chuẩn quốc gia
- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý chất thải rắn tại địa phương và các đơn vị thu gom, vận chuyển, lưu trữ.
- Tiếp tục thực hiện quan trắc môi trường dự báo chính xác về tình trạng ô nhiễm
Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh.
Có thể thấy chính sự mạnh tay quyết liệt của Đồng Nai trong công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt được duy trì ở mức cao so với cả nước. Để có thể khắc phục được tình trạng này không chỉ đến từ một phía mà là còn sự đoàn kết của nhân dân. không ngừng nâng cao về nhận thức, phân loại rác thải chung tay vì môi trường xanh sạch đẹp
Nguồn
Báo môi trường