TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

427 Lượt xem

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Hiệu ứng nhà kính. THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ: 06/2022/NĐ-CP NGÀY 07/01/2022

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về bảo vệ tầng ô-dôn, Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường các-bon.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường các-bon trong nước; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

 

1. Định nghĩa

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Hay hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là cụm từ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

 

2. Cơ chế hoạt động của nhà kính

Nhà kính là một công trình có tường kính và mái che bằng kính. Nhà kính được sử dụng để trồng cây, chẳng hạn như cà chua và hoa nhiệt đới.

Một nhà kính vẫn ấm áp bên trong, ngay cả trong mùa đông, vào ban ngày, ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà kính sẽ làm ấm cây và không khí bên trong, vào ban đêm, bên ngoài trời lạnh hơn, nhưng bên trong nhà kính vẫn khá ấm áp, đó là bởi vì các bức tường kính của nhà kính giữ nhiệt của Mặt trời.

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.

 

Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -230C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 150C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 380C.

 

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC, được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất.

Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng nhưng hiện nay lượng khí này tăng quá nhiều trong bầu khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính và làm cho Trái Đất nóng lên.

 

3. Nguồn thải chính

Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh, xu hướng, mức độ tuyệt đối cũng như mức độ ảnh hưởng đến tổng tiềm năng phát thải khí nhà kính của các quốc gia, các nguồn phát thải được chia thành 4 nhóm chính:

 

– Năng lượng:

Là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay. Lĩnh vực này thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75% lượng khí nhà kính khác, phát thải ở các nước đang phát triển. 95% các khí từ ngành năng lượng là CO2, còn lại là CH4 và NO với mức tương đương.

Phát thải trong lĩnh vực năng lượng chia thành 3 nhóm: Phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (trong các ngành công nghiệp năng lượng, hoạt động giao thông vận tải,…);

Phát thải tức thời (tức là lượng khí, hơi thải ra từ các thiết bị nén do rò rỉ, không mong muốn hoặc không thường xuyên từ quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển nhiên liệu,…); Hoạt động thu hồi và lưu trữ cacbon. Trong đó, phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến 70% tổng lượng phát thải, tiêu biểu là từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.

 

– Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU):

 

Phát thải từ lĩnh vực IPPU phát sinh trong các quy trình xử lý công nghiệp. Việc sử dụng khí nhà kính trong các sản phẩm và sử dụng cacbon trong các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đích sản xuất năng lượng.

Trong đó, nguồn phát thải chính là các quy trình công nghiệp xử lý nguyên liệu về mặt hóa học hoặc vật lý, bởi ở các quy trình này, nhiều loại khí nhà kính đã được tạo ra, bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs và PFCs.

 

– Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU):

 

Các nguồn chủ yếu gây phát thải bao gồm: Phát thải CH4 và N2O từ chăn nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp; Phát thải/hấp thụ CO2 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất.

Nói chung, lĩnh vực AFOLU đóng góp khoảng 30% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, chủ yếu là do CO2 phát thải từ những thay đổi trong sử dụng đất (phần lớn là do phá rừng nhiệt đới) và CH4, N2O từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

 

– Chất thải:

Các loại khí nhà kính có thể phát sinh trong lĩnh vực chất thải bao gồm: CO2, CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là: chôn lấp chất thải rắn; xử lý sinh học chất thải rắn; thiêu hủy và đốt mở chất thải; xử lý và xả nước thải.

Thông thường, CH4 phát thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn (SWDS), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng khí nhà kính của lĩnh vực này. CH4 trong xả và xử lý nước thải cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng. Bên cạnh đó, xả thải, xử lý chất thải rắn và nước thải cũng đồng thời tạo ra các hợp chất hữu cơ, dễ bay hơi không metan (NMVOCs), NOx, CO và NH3.

NOx chủ yếu sinh ra khi đốt chất thải, còn NH3 sinh ra trong quá trình compost, hai hợp chất này có thể gián tiếp tạo ra N2O. Tuy nhiên, lượng N2O chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

Nghị định thư Kyoto quy định 6 chất khí nhà kính là: Carbon dioxide (CO2); Methane (CH4); Nitrous oxide (N2O); Hydrofluorocarbons (HFCs); Perfluorocarbons (PFCs); và Sulphur hexafluoride (SF6).

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

 

4. Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

Phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 2000–2014, lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam tăng từ 150,90 triệu tấn CO2tđ lên 283,97 triệu tấn CO2tđ (tăng 1,88 lần). Mốc 2014 được chọn do đây là năm Việt Nam thực hiện kiểm kê khí nhà kính và có số liệu thực tế ở quy mô quốc gia.

Xét theo lĩnh vực, phát thải từ lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất, lần lượt chiếm 60,4% và 31,6% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia năm 2014. Trên bình diện toàn cầu, phát thải khí nhà kính của Việt Nam chiếm 0,4% (năm 2000) và tăng lên 0,7% (năm 2014).

 

Về cường độ phát thải theo dân số,

Trong giai đoạn 2000–2014, giá trị này tăng từ 1,89 tấn CO2tđ/người lên 3,1 tấn CO2tđ/người (tăng 1,6 lần). Như vậy, năm 2014, cường độ phát thải theo dân số của Việt Nam bằng một nửa so với trung bình thế giới (6,43) và thấp hơn một số quốc gia so sánh như  Braxin (3,86), Trung Quốc (8,20), Nhật Bản (9,44), Hàn Quốc (12,77), Mỹ (19,18), Thái Lan (3,50).

 

Khi xét chi tiết theo các lĩnh vực, ta thấy một số điểm đáng lưu ý sau:

 

 (i) Lĩnh vực năng lượng,

Giá trị này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000–2014 (từ 0,66 lên 1,87 tấn CO2tđ/người). Năm 2014, cường độ phát thải theo dân số của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng cao hơn so với Ấn Độ (1,47).

Tuy nhiên, giá trị này vẫn thấp hơn so với trung bình của thế giới (4,97) và một số quốc gia so sánh như Braxin (2,26), Trung Quốc (7,01), Nhật Bản (9,48), Hàn Quốc (11,80), Mỹ (17,92), Thái Lan (3,50).

 

(ii) Lĩnh vực nông nghiệp,

Giá trị này tăng từ 0,81 lên 0,98 tấn CO2tđ/người trong giai đoạn 2000–2014. Năm 2014, cường độ phát thải theo dân số của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn Mỹ (1,91) nhưng cao hơn trung bình chung của thế giới (0,78) và một số quốc gia phát triển như Nhật Bản (0,00), Hàn Quốc (0,41) và đang phát triển như Braxin (0,10), Trung Quốc (0,61), Ấn Độ (0,32), Thái Lan (0,85).

 

(iii)  Lĩnh  vực IP, 

Trong giai  đoạn 2000–2014,  giá  trị  này  tăng từ  0,13 lên  0,42  tấn CO2tđ/người. Năm 2014, cường độ phát thải theo dân số của Việt Nam trong lĩnh vực IP cao hơn so với trung bình của thế giới (0,37). So sánh với một số quốc gia, giá trị này thấp hơn so Braxin (0,44), Trung Quốc (1,26), Hàn Quốc (1,10), Mỹ (1,20), Thái Lan (0,45) nhưng ngang với Nhật Bản (0,37) và cao hơn Ấn Độ (0,15).

 

(iv) Lĩnh vực chất thải,

Cường độ phát thải theo dân số tăng gấp hơn hai lần trong giai đoạn 2000–2014 (từ 0,1 lên 0,23 tấn C CO2tđ/người). Năm 2014, cường độ phát thải theo dân số của Việt Nam trong lĩnh vực chất thải cao hơn mức trung bình thế giới (0,21) và cao hơn Braxin (0,01), Trung Quốc (0,14), Ấn Độ (0,06), Nhật Bản (0,10), Thái Lan (0,21); thấp hơn Hàn Quốc (0,30), Mỹ (0,43).

 

(v) Lĩnh vực LULUCF,

Việt Nam đã chuyển từ quốc gia phát thải năm 2000 sang quốc gia hấp thụ khí nhà kính. Năm 2014, cường độ hấp thụ khí nhà kính /người của Việt Nam ước tính khoảng 0,41 tấn CO2tđ/người, lượng hấp thụ cao hơn Ấn Độ (0,23) và trung bình của thế giới (phát thải 0,1 tấn CO2tđ/người). Tuy nhiên, mức độ hấp thụ vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia như Mỹ (2,27), Thái Lan (1,51), Trung Quốc (0,82), Hàn Quốc (0,84), Nhật Bản (0,51).

Về cường độ phát thải trên một đơn vị GDP (phát thải/GDP), giá trị này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000–2014 (từ 4,84 kg CO2tđ/USD xuống còn 1,53 kg CO2tđ/USD ). Năm 2014, tỷ lệ này vẫn cao gấp khoảng 2,6 lần trung bình thế giới.

 

Khi xét chi tiết theo các lĩnh vực, ta thấy một số điểm đáng lưu ý sau:

 

(i) Lĩnh vực năng lượng có đường độ phát thải cao nhất (0,92 kg CO2tđ/USD năm 2014).

Cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng cao gấp 2,03 lần so với trung bình chung của thế giới, 4,9 lần so với Braxin; 3,7 lần so với Nhật Bản; 2,3 lần so với Hàn Quốc; 2,8 lần so với Mỹ; 1,54 lần so với Thái Lan.

 

(ii) Lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ 2 (0,48 kg CO2tđ/USD năm 2014).

Cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp cao gấp 6,7 lần so với trung bình thế giới và cao hơn Braxin 58 lần, Trung Quốc 6 lần, Ấn Độ 2 lần, Nhật Bản 4000 lần, Hàn Quốc 34 lần, Mỹ 14 lần và Thái Lan 3 lần.

 

(iii) Lĩnh vực IP đứng thứ 3 (0,21 kg CO2tđ/USD năm 2014).

Cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam trong lĩnh vực IP cao gấp 6 lần so với trung bình thế giới và cao  hơn Braxin  6 lần,  Trung Quốc  1,3 lần;  Ấn Độ  2,1 lần;  Nhật Bản (9,78); Hàn  Quốc (37,74); Mỹ (21,73); Thái Lan (76,66).

 

(iv) Lĩnh vực chất thải đứng thứ 4 (0,116 kg CO2tđ/USD năm 2014).

Cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam trong lĩnh vực chất thải cao hơn khoảng 6 lần so với trung bình của thế giới và cao hơn Braxin (0,54), Trung Quốc (18,61), Ấn Độ (38,25), Nhật Bản (2,59), Hàn Quốc (10,38), Mỹ, (7,74), Thái Lan (35,48).

 

 (v) Lĩnh vực LULUCF có cường độ phát thải trên một đơn vị GDP năm 2000 ở mức cao (0,485 kg CO2tđ/USD),

Cao gấp 9,7 lần so với trung bình của thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2014, lĩnh vực này trở thành lĩnh vực hấp thụ khí nhà kính với mức hấp thụ tương đối cao (–0,20 kg CO2tđ/USD). Tuy nhiên,  mức độ  hấp thụ vẫn  thấp hơn Thái  Lan (–0,26), cao hơn Trung Quốc (–0,11), Ấn Độ (–0,15), Nhật Bản (–0,01), Hàn Quốc (–0,03), Mỹ (–0,04).

 

Phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 2014–2030 xét theo lĩnh vực, lượng khí nhà kính phát thải trong cả năm lĩnh vực (năng lượng, nông nghiệp, IP, chất thải) đều có xu hướng tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2014–2030. Cụ thể, theo dự báo, lượng khí nhà kính phát thải tăng từ 283,97 triệu tấn CO2tđ (2014) lên 927,9 triệu tấn CO2tđ (2030) (tăng 3,2 lần).

Trong đó, phát thải trong lĩnh vực năng  lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 73,1%), lĩnh vực IP vượt lên đứng vị trí thứ hai (15,1%), lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ ba (chiếm 12,1%) và lĩnh vực chất thải đứng thứ tư (chiếm 5,0%).

Kết quả kiểm kê giai đoạn 2000–2014 và số liệu dự báo giai đoạn 2014–2030 cho thấy.

Có sự thay đổi về thứ tự các lĩnh vực phát thải khí nhà kính. Theo đó, kể từ 2002, lĩnh vực năng lượng vượt qua nông nghiệp để trở thành lĩnh vực có tỷ lệ phát thải lớn nhất. Lĩnh vực các quá trình công nghiệp đứng vị trí thứ hai kể từ 2025, thay thế cho nông nghiệp. Lĩnh vực chất thải chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, đứng vị trí thứ tư. Từ năm 2005, LULUCF trở thành lĩnh vực hấp thụ khí nhà kính.

 

5. Thực trạng khí nhà kính trên thế giới

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020,. Trong nhiều thời điểm, máy bay phải nằm lại trên mặt đất. Xe cộ giảm lưu thông. Qua đó các tuyến đường trên khắp thế giới được làm sạch. Trong khi lượng khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch giảm khoảng 7%.

Tuy nhiên, theo một đánh giá toàn cầu hàng năm. Mức giảm này là quá nhỏ để có bất kỳ tác động nào. Đến việc giảm tích tụ carbon dioxide (CO2) trong không khí.

 

Trên thực tế,

Nồng độ khí CO2 trong năm 2020. Đã đạt mức cao nhất so với các ghi chép hiện nay. Cũng như hồ sơ thống kê về lượng băng trong vòng 800.000 năm qua. Với nồng độ cao hơn 48% so với giá trị thời kỳ tiền công nghiệp. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ. Các loại khí nhà kính khác cũng đạt mức cao mới theo nghiên cứu trong những đánh giá ngang hàng.

Báo cáo của EU-C3S khẳng định rằng. 7 năm gần đây nhất là những năm nóng kỷ lục. Mức độ khí thải CO2 trong năm 2021. Đã tăng lên mức kỷ lục 414,3 ppm. Tăng khoảng 2,4 ppm so với năm trước đó.

Trong khi đó lượng khí thải methane cũng liên tục tăng cao trong 2 năm qua.

Lượng khí methane thường phát thải trong quá trình khai thác dầu mỏ. Sản xuất khí đốt và canh tác từ các nguồn tự nhiên như đất ngập nước.

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương

Bài viết khác
(01:51 04/09/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) DIESEL SINH HỌC Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với...
(08:04 10/04/2022)
5 / 5 ( 2 bình chọn ) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ OZONE TRONG VIỆC KIỂM SOÁT MÙI Ứng dụng công nghệ...
(01:25 22/03/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) CÔNG NGHỆ WETLAND LÀ GÌ? Công nghệ Wetland là hệ thống mới hiện đại...
(03:32 14/07/2021)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ô nhiễm tiếng ồn. Trong cuộc sống hiện đại ngày...
(08:53 12/06/2022)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) I. SƯƠNG MÙ HÓA – KHÁI NIỆM Sương mù hóa là một thuật ngữ...
(12:57 11/01/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi