HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC MẶT
HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC MẶT
Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước mặt.
1. Văn bản pháp luật liên quan? (Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước mặt)
- Luật bảo vệ môi trường 72/2020/QH14.
- Luật tài nguyên nước 17/2012/QH12.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2. Đối tượng nào cần phải thực hiện đăng ký, xin phép khai thác nước mặt?
- Theo Điểm b, c, d Khoản 2, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định:các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước KHÔNG phải đăng ký, không phải xin phép như sau:
- Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
- Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
Vậy: nếu việc khai thác nước mặt của tổ chức, cá nhân đó nhằm mục đích:
- Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô từ 0,1 m3/giây trở lên;
- Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp từ 100 m3/ngày đêm trở lên;
- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW trở lên;
3. Căn cứ nào để cấp giấy phép?
Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
- Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
- Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
- Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Nhu cầu khai thác, sử dụng nước thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
4. Thời hạn giấy phép là bao lâu?
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm.
5. Cơ quan nào thẩm định, cấp giấy phép khai thác nước mặt?
Theo Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: Thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước mặt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép?
Theo Điều 29, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Hồ sơ cần thiết đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt?
Theo Khoản 1, Điều 32, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt(mẫu số 05 phần I thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (mẫu số 29 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT); báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành) (mẫu số 30 phần IV thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
- Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
8. Quy định xử phạt?
Theo Điều 9, Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 500.000.000 đồng (đối với tổ chức) khi vi phạm một trong các hành vi về lĩnh vực tài nguyên nước. (Chi tiết tại: Điều 9, Nghị định 36/2020/NĐ-CP)
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất. Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ 0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).
————————————-
Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?
Liên hệ ngay:
Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)
Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây
CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.