TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

0902 695 765

0898 946 896

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG – ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ LÀM VIỆC TRÊN CAO

647 Lượt xem

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG – ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ LÀM VIỆC TRÊN CAO

Phân loại lao động – đánh giá yếu tố làm việc trên cao

Làm việc trên cao là dạng công việc phổ biến đặc trưng trong lĩnh vực thi công xây dựng, cùng với các lĩnh vực sửa chữa – lắp đặt trong các ngành công nghiệp khác. Phạm vi của công việc phải thực hiện ở trên cao là rất rộng, công việc này được thực hiện thường xuyên trong các lĩnh vực công nghiệp lẫn phi công nghiệp.

Đứng trước nhu cầu về phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc phát triển của nền kinh tế, trong những năm gần đây tai nạn lao động do ngã cao là một trong những tại nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG 

Bảng 1. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất trong lao động tại Việt Nam (nguồn Bộ LĐTB&XH) (PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG)

Năm 2019 Ngã cao chiếm 18,92% tổng số vụ Ngã cao chiếm 17,8% tổng số người chết
Năm 2020 Ngã cao chiếm 26,61% tổng số vụ Ngã cao chiếm 25,22% tổng số người chết

 

Quy định về làm việc trên cao của các Bộ/ngành tại Việt Nam: (PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG)

Hiện nay Việt Nam chưa có Quy chuẩn/Tiêu chuẩn quy định cụ thể về an toàn làm việc trên cao trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, do vậy quy định về khái niệm này chưa được thống nhất cụ thể như các quốc gia phát triển khác trên thế giới như Hoa Kỳ và EU

(Ví dụ: Ở Hoa Kỳ – Bộ Lao động quy định bắt buộc phải có biện pháp an toàn, bảo vệ chống rơi ngã khi người lao động làm việc ở độ cao 4 feet (1.2192 m) tại nơi làm việc trong các ngành công nghiệp nói chung; 5 feet (1.524 m) trong xưởng đóng tàu; 6 feet (1.8288 m) trong ngành xây dựng và 8 feet (2.4384 m) trong các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khác).

Tuy nhiên, các quy định về làm việc trên cao đã được quy định ở một số các văn bản thuộc các Bộ/ngành quản lý những công việc có nguy cơ mất an toàn cao. Cụ thể như sau:

 

1. Bộ Xây dựng:

 

TCVN 5308: 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, quy định như sau:

– Khoản 1.14, Mục 1 quy định:

“Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn”.

 

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựngQCVN 18:2014/BXD (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng):

– Khoản 2.1.5, Mục 2 quy định:

“Khi làm việc trên cao (từ 2m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây an toàn”.

– Khoản 2.19.1.2, Mục 2.19 (Làm việc trên cao và mái) quy định:

“Khi làm việc tại những khu vực cao bao gồm cả mái nhà có cao độ hơn 2m, cần phải có biện pháp bảo vệ xung quanh các cạnh mở bằng lan can theo quy định. Tại những nơi không thể sử dụng lan can an toàn, phải có các biện pháp bảo vệ an toàn khác”.

– Khoản 2.19.2.2, Mục 2.19 (Làm việc trên cao và mái) quy định:

“Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25°, người lao động phải đeo dây an toàn và móc vào vị trí cố định”.

– Khoản 2.19.2.3, Mục 2.19 (Làm việc trên cao và mái) quy định:

“Người lao động làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25°, phải có thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại an toàn. Thang phải được cố định chắc chắn vào công trình, chiều rộng của thang không được nhỏ hơn 30cm, các thanh ngang đặt cách đều nhau một khoảng 40cm”.

 

2. Bộ Công thương:

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện – QCVN 01: 2020/BCT ((ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương):

– Khoản 3.14, Mục 3 (Giải thích từ ngữ) quy định:

“Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 2m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc”.

 

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

– Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 về việc ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động:

“Mục 7: Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn
công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm”.

 

Các vị trí, công việc làm việc trên cao (đặc biệt trong lĩnh vực thi công xây dựng):

– Từ các quy định cụ thể của các Bộ/ngành nêu trên về làm việc trên cao thì công việc làm việc trên cao (đặc biệt là trong lĩnh vực thi công xây dựng) bao gồm các công việc sau:

+ Tất cả các công việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc (như vật sắc nhọn, thuỷ tinh, nước, axit…).

+ Làm việc trên thang, trên các loại dàn giáo, nôi treo di động…

+ Làm việc trên mái có độ cao từ 2m trở lên và các loại mái có độ dốc lớn hơn 25°.

+ Làm công việc sửa chữa trên các loại máy – thiết bị xây dựng (mà có độ cao hơn 2m) như: Máy xúc, cần trục, cầu trục, vận thăng…

+ Làm việc gần nơi có lỗ hổng, không gian mở như: Gần hố thang máy, thi công gần vị trí ban công, lan can, cầu thang lên xuống…

+ Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở.

+ Các công việc liên quan đến đổ bê tông, công tác hoàn thiện gần các lỗ hổng, ban công, lan can, cầu thang…

+ Làm việc trên cao gần các nguồn điện hoặc dây dẫn điện cao thế…

 

Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:

Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao. Đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động:

– Hệ thống an toàn thụ động: Là hệ thống không cần sự tham gia của người lao động. Nghĩa là hệ thống giúp cho người lao động. Cho dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao. Ví dụ như bằng cách lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…

– Hệ thống an toàn chủ động: Là hệ thống phòng chống ngã cao. Cần người lao động sử dụng hệ thống một cách chủ động. Để phòng tránh rơi ngã. Như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can – hành lang an toàn. Vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn…

Từ các quy định nêu trên. Người sử dụng lao động khi bố trí cho người lao động. Thực hiện các công việc ở trên độ cao 2m trở lên (Hoặc dưới 2m. Nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại. Có thể gây tai nạn cho người làm việc). Điều này có nghĩa là bắt buộc người sử dụng lao động. Phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người lao động trong suốt quá trình thực hiện công việc.

Cùng với đó, người lao động cũng phải bắt buộc tuân thủ các biện pháp an toàn. Mà người sử dụng lao động đã thiết lập và trang bị. Để phục vụ cho công việc theo đúng quy định để đảm bảo an toàn.

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH. Tổ chức đánh giá điều kiện lao động. Phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG

 

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tư vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng 

Tự hào là Đơn vị tiên phong về chất lượng, uy tín hàng đầu và giá rẻ nhất hiện nay. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Tân Huy Hoàng cam kết cung cấp cho Quý Khách hàng các sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng cao nhất.  Phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề sản xuất với giá thành cạnh tranh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng chu đáo. Đội ngũ kỹ thuật tư vấn có chuyên môn với từng ngành nghề sản xuất. Và đội ngũ giao hàng nhanh chóng sẽ luôn mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Để được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ  0902.695.765 – 0898.946.896 (Ms. HẢI YẾN).

————————————-

Dịch vụ trọn gói – Giá cả cạnh tranh – Chất lượng vượt trội

Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ với chúng tôi. Để nhận  được sự tư vấn nhiệt tình về các vấn đề môi trường. Cùng mức giá cạnh tranh nhất thị trường miền Nam?

 

Liên hệ ngay:

Hotline: 0902 695 765 – 0898 946 896 (Ms.Yến)

Fanpage: Tư Vấn Môi Trường Tân Huy Hoàng

 

Tham khảo thêm các dịch vụ khác tại đây

 

CÔNG TY TNHH TMDV TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG

Địa chỉ: B24, Cx Thủy Lợi 301, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.

CN1: 10/46 Lê Quí Đôn, KP4, P. Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

CN2: Lê Hồng Phong, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương.

Bài viết khác
(06:47 29/02/2020)
Đánh giá post Hệ thống xử lý nước thải ao nuôi cá tra, cá basa  Trong ngành nuôi trồng thủy hải sản,...
(03:22 18/03/2024)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU KHÔNG KHÍ XUNG QUANH Phương pháp lấy mẫu không khí...
(02:46 27/04/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) THỦY TRIỀU ĐỎ Thủy triều đỏ. Vào trung tuần tháng 7/2002, người dân ở...
(01:47 02/04/2023)
5 / 5 ( 1 bình chọn ) HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ Hồ sơ môi trường định kỳ.   Báo...
(06:02 07/04/2020)
Đánh giá post Theo thông tư 25/2019/TT-BTNMT vừa có hiệu lực thì đối với cách doanh nghiệp thay vì phải nộp hàng...
(02:25 15/09/2020)
Đánh giá post Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành...
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

Về đầu trang
Hotline 0902 695 765
Kinh doanh 1: 0904 377 624 - Mr.Khánh Kinh doanh 2: 0902 695 765 - Ms. Yến
Liên hệ với chúng tôi