Cách xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hầm Biogas
Hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng ➡️ hầm Bigoas
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng đặc biệt thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nuôi tôm. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các nước khu vực về xuất khẩu tôm. Chính vì vậy mà nhiều trang trại ao hồ nuôi tôm đã được nhân rộng để phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh tạo thu nhập ổn định và việc làm cho người dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải ao nuôi tôm cũng là vấn đề đáng lo ngại. Xử lý nước thải ao nuôi tôm luôn được các doanh nghiệp và hộ dân nuôi tôm đặc biệt quan tâm.
Nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng sông Cửu Long
Đa phần các hộ dân nuôi tôm nhỏ lẻ vẫn chưa xử lý nước thải nuôi tôm sơ bộ mà trực tiếp thải thẳng ra hệ thống kênh rạch, sông hồ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước, ô nhiễm nước và giảm chất lượng nước sạch. Chính vì vậy mà, việc xử lý nước thải thủy sản hiện nay đã được các cơ quan ban ngành giám soát chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn ô nhiễm. Đến với bài viết hôm này, công ty tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng chia sẻ đến bạn một “cách” xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hầm Biogas.
Cơ chế hoạt động của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng Biogas
Chắc hẳn rằng bạn đã nghe đến hầm Biogas để xử lý nước thải chăn nuôi. Đúng vậy. Hầm Biogas không chỉ được ứng dụng để xử lý nước thải ngành chăn nuôi gia súc mà còn được áp dụng để xử lý nước thải thủy sản đặc biệt với ao nuôi tôm. Sử dụng hầm Biogas được xem là một giải pháp hữu hiệu xử lý các chất thải từ quá trình nuôi tôm đạt chuẩn và tiết kiệm.
Nước thải ao nuôi tôm sẽ được dẫn qua túi lọc bằng lưới. Các chất rắn bao gồm: tôm chết, vỏ tôm, thức ăn thừa, phân tôm,…sẽ được lọc. Trải qua quá trình lọc có thể tái sử dụng làm thức ăn cho gia cầm.
Hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm cần đến một bể thu gom chứa chất bẩn với diện tích khoảng 50m2. Bể này sẽ chứa chất rắn có kích thước nhỏ không thể lọc được và chúng sẽ được lắng tại đây. Phần nước trong sẽ tiếp tục di chuyển qua hồ tách chất thải tiếp theo để lắng phân và chảy qua ao lắng thô sơ cấp.
Hầm Biogas được ứng dụng cho cả xử lý nước thải nuôi tôm
Tại ao lắng thô sơ cấp, nước thải qua 3 giai đoạn xử lý đã được đảm bảo chất lượng nước sạch hoàn toàn và được tái sử dụng lại trong ao nuôi tôm. Lượng phân tôm lắng được dùng làm phân bón cho cây và đưa vào hầm Biogas.
Một lượng phân tôm được đưa vào hầm Biogas để chiết tách nước mặn và nước ngọt. Sau khoảng 7 – 10 ngày ủ phân, khí gas tạo ra được dẫn vào bồn lọc bằng nhựa. Bồn lọc sơ cấp có chứa vôi nóng để xử lý vi sinh vật, bồn thứ cấp chứa 5 lớp lọc để loại bỏ hoàn toàn khí độc. Khí gas CH4 còn lại sẽ được đưa vào ống dẫn khí phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Đánh giá hiệu quả của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm
- Giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi tôm.
- Làm sạch nước trong ao nuôi tôm, loại bỏ thành phần gây ô nhiễm.
- Hệ thống đơn giản dễ vận hành.
- Tiết kiệm nguồn nước sử dụng
- An toàn và thân thiện môi trường.
- Giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành
- Tạo nguồn khí đốt phục vụ quá trình sinh hoạt
Hãy liên hệ đến Tân Huy Hoàng nếu quý khách hàng đang có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ xử lý nước thải của chúng tôi. Hotline 0902 695 765 – 0904 377 624 để được tư vấn miễn phí.